Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện làm ăn “Thiệt kép”!

Cuối năm 2009, thông tin giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới tăng 15%-20%, riêng bột cá tăng trên 20%, dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi trong nước lên cao đã làm người chăn nuôi bối rối.

Tiếp liền đó là thông tin đầu năm mới (từ ngày 1-1-2010), Bộ Tài chính chính thức áp dụng biểu thuế mới tăng từ 0% lên 5% (bắp, bột cá, bột xương, cám mì), bột mì từ 10% lên 15%, dầu cá từ 5% lên 7%... Người chăn nuôi càng thêm lo lắng. Vì khi thuế suất tăng lên, nhà nhập khẩu và doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ tăng giá bán, mà ở Việt Nam, hơn 70% nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu.

Cuối năm nay là thời điểm bà con đẩy mạnh chăn nuôi, chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm tăng cao trong dịp tết nhằm gỡ gạc phần nào khi mà cả năm 2009 người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, chưa thể gượng dậy sau khi bị thịt gà ngoại nhập về ồ ạt năm 2008. Nhưng với tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng nhanh hơn giá thực phẩm như hiện nay thì mong muốn đó của người chăn nuôi cũng khó thành hiện thực.

Tình cảnh này gợi nhớ những tháng cuối năm 2008, tại cuộc họp của ngành chăn nuôi ở TPHCM và Hà Nội, lãnh đạo các tỉnh đã cảnh báo về sự phá sản hàng loạt của người chăn nuôi do hậu quả của việc giảm thuế suất nhập khẩu đối với các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam thấp hơn so với lộ trình cam kết gia nhập WTO, gây khó khăn rất lớn cho người chăn nuôi. Theo lộ trình cam kết, đối với các mặt hàng thịt trâu, bò, heo và gia cầm, đến năm 2012, các mức thuế mới giảm xuống còn 14%, 25% và 40%. Thế nhưng mức thuế suất nhập khẩu năm 2008 đối với thịt trâu, bò, gà, vịt chỉ có 12% (riêng thịt heo là 20%).

Đây là hậu quả của tình trạng cung không đủ cầu mà khi giá thịt thị trường trong nước tăng quá cao, để giảm áp lực lên người tiêu dùng, người chăn nuôi lại là đối tượng gánh chịu chính sách này. Lẽ ra sau đó, khi thấy diễn biến có chiều hướng ngược lại thì nhà nước phải chủ động sửa đổi để không ảnh hưởng đến người chăn nuôi, nhưng…

(Theo SGGP online)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Năm 2010: Xuất khẩu điều phấn đấu đạt 1 tỷ USD
  • Xuất khẩu năm 2009: Dệt may về đích
  • Hoạt động xuất khẩu năm 2009
  • Xuất khẩu cà phê của Pêru giảm 20% trong năm 2009
  • Xuất khẩu cá tươi của Ma-rốc sang EU bị ngừng lại do quy định mới
  • Châu Phi tăng cường nhập khẩu gạo chất lượng của Thái Lan
  • Xuất khẩu cà phê của Costa Rica giảm trong tháng 12/09
  • Xuất khẩu táo của Mỹ sang Đài Loan giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo