Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu tôm, cá ở ĐBSCL: Loay hoay lúc thiếu, lúc thừa!

Giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL đang ở mức cao ngất ngưởng nhưng người nuôi không có tôm để bán, trong khi các nhà máy chế biến hoạt động cầm chừng vì nguồn nguyên liệu không đảm bảo. Xuất khẩu thủy sản, lĩnh vực thế mạnh của ĐBSCL đang lâm vào cảnh khốn khó hơn bao giờ hết.

Cả vùng đều thiếu nguyên liệu

Tình trạng thiếu nguyên liệu thủy sản ở ĐBSCL ngày càng trầm trọng. Tại Cà Mau, 31 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu đang chạy nước rút nhưng nguồn nguyên liệu thiếu hụt đã làm đổ vỡ kế hoạch.

Lãnh đạo Công ty Thủy sản Camimex cho biết, thiếu nguyên liệu là nỗi ám ảnh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện nay. Tình trạng hoạt động cầm chừng kéo dài sẽ làm tăng chi phí sản xuất và khiến đối tác nhập khẩu không hài lòng. Theo ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau, hầu hết các nhà máy trong tỉnh chỉ hoạt động khoảng 40% công suất, thậm chí có nhà máy chạy thấp hơn nên buộc lòng cho công nhân nghỉ luân phiên.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020. Theo đó, năm 2010 sẽ nâng sản lượng cá nguyên liệu lên 1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ USD; năm 2020 sản lượng cá nguyên liệu đạt 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD. Đề án sẽ đầu tư 1.340 tỷ đồng để tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, con giống, gắn kết hài hòa lợi ích giữa các khâu nuôi - thu mua - chế biến - xuất khẩu…

Thiếu nguyên liệu đã khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Cà Mau trong năm 2009 giảm trên 35 triệu USD so kế hoạch. Tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang… tình trạng nhà máy nằm “chờ” nguyên liệu kéo dài nhiều ngày qua và ngày càng gay gắt. Sở NN-PTNT Bạc Liêu cho biết, sản lượng tôm nuôi hiện nay không nhiều do mùa tôm chính vụ đã hết; diện tích nuôi năm 2009 giảm trên 30% và môi trường ô nhiễm làm năng suất giảm mạnh. Dự báo từ nay đến hết quý 1-2010, nguồn tôm nguyên liệu tiếp tục thiếu hụt.

Trong khi đó, nhiều nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu cũng thiếu nguyên liệu từ nhiều ngày qua. Theo ông Nguyễn Duy Nhứt, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nam Việt, các nhà máy lúc này chỉ chạy khoảng 50% công suất. Vì vậy, kế hoạch xuất khẩu 150 triệu USD trong năm 2009 của công ty đã không hoàn thành. UBND tỉnh An Giang cho hay sản lượng cá không đảm bảo, cộng với giá thấp nên kim ngạch xuất khẩu cá tra năm qua giảm thê thảm.

Cần hướng đi bền vững

Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau, phân tích: Năm 2008, nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL thua lỗ nặng nề dẫn đến hết vốn đầu tư nên sản lượng tôm năm 2009 giảm là chuyện hiển nhiên. Vấn đề này các doanh nghiệp đều biết nhưng không thể khắc phục. Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp lâu nay là chưa xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, trong khi diện tích nuôi tôm theo mô hình quảng canh ở ĐBSCL quá lớn, năng suất ngày càng giảm nên lượng tôm thiếu hụt cứ tăng.

Giải quyết vấn đề này, theo ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP: Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… nên tính toán lại lịch thời vụ hợp lý để áp dụng cách nuôi “rãi vụ” nhằm tránh tình trạng thừa nguyên liệu khi thu hoạch rộ và thiếu nguyên liệu vào lúc hết vụ. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên ngồi lại với chính quyền địa phương và người dân để tính toán việc bao tiêu đầu ra sản phẩm, đẩy mạnh diện tích nuôi công nghiệp nhằm tăng sản lượng cho các nhà máy.

Căn cơ hơn, thạc sĩ Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp, cho rằng vấn đề cấp bách là phải tổ chức lại sản xuất thật bài bản, nên hạn chế tình trạng nuôi tự phát, nhỏ lẻ để tiến tới nuôi tập trung quy mô lớn có đầu tư vốn, kỹ thuật, quản lý chặt đầu vào - đầu ra, kiểm soát được sản lượng để điều tiết hợp lý nguồn nguyên liệu cho các nhà máy

(Theo HUỲNH LỢI - ĐÌNH TUYỂN // SGTT Online)

  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 125 tỷ USD
  • Tôm vào Mỹ gồng mình cõng thuế
  • Việt Nam đang bỏ xa Thái Lan về xuất khẩu gạo
  • Xuất khẩu cao su giảm mạnh
  • Nhập khẩu đường của Nhật Bản tăng 8% trong năm 2009/10
  • Tham khảo giá nhập khẩu ngày 12/1/2010
  • Xuất khẩu cá tra, basa sang Nga có thể tăng mạnh
  • Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu rau quả của EU
  • Xuất khẩu gạo Thái Lan có thể đạt 10 triệu tấn
  • Xuất khẩu vào Campuchia: Vướng thuế cao
  • Tại cửa khẩu Lào Cai: “Thả nổi” việc quản lý ?
  • Nông, thủy sản rậm rịch vào thị trường Nhật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo