Khép lại năm 2008 đầy biến động, thế giới sắp bước sang năm 2009 được dự báo đối mặt không ít khó khăn. Trong hành trang vào năm mới, các tổ chức khu vực và quốc tế, các nước đã điều chỉnh những dự báo, những chương trình, kế hoạch hành động nhằm thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.
Triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm. Ngân hàng Thế giới (WB), trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới năm 2009 (công bố ngày 9-12) dự báo: Triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm nghiêm trọng, không loại trừ nguy cơ xảy ra suy thoái sâu rộng trên phạm vi toàn cầu; kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 0,9% (2008 tăng 2,5%). Lần đầu kể từ năm 1982, thương mại toàn cầu giảm, chỉ tăng 2,1% (2008 tăng 6,2%); đầu tư vào các nước đang phát triển (ÐPT) còn 530 tỷ USD (năm 2007 đạt 1.000 tỷ USD); tốc độ đầu tư vào các nền kinh tế đang nổi đạt 3,4% (năm 2007 là 13%).
Ngành hàng không tiếp tục thua lỗ nặng. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), ngành hàng không (NHK) thế giới đang chứng kiến mức thu nhập tồi tệ nhất trong 50 năm qua. Năm 2009, NHK tiếp tục khủng hoảng với mức thua lỗ 2,5 tỷ USD. Theo đó, châu Á-Thái Bình Dương lỗ 1,1 tỷ USD (gấp hai lần năm 2008); châu Âu lỗ 1 tỷ USD (gấp 10 lần); châu Phi lỗ 300 triệu USD; Trung Ðông và Mỹ la-tinh lỗ 200 triệu USD (gấp hai lần). Tần suất vận chuyển hành khách giảm 3% và là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2001. Tần suất vận chuyển hàng hóa giảm 5% (năm 2008 giảm 1,5%).
"2009 - Năm của Gorilla" là chương trình do tổ chức Công ước bảo tồn các loài động vật di cư hoang dã được LHQ bảo trợ, phát động nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo vệ loài linh trưởng này khỏi nguy cơ tuyệt chủng do dịch bệnh, săn bắn trái phép, phá rừng. Tổ chức trên hy vọng nhận được khoản tài trợ 500.000 euro để thực hiện chương trình.
Các nước giàu cần viện trợ 7 tỷ USD giúp 30 triệu người ở 31 nước, trong đó Sudan chiếm tỷ lệ lớn nhất với 2,1 tỷ USD. Lời kêu gọi viện trợ nhân đạo năm 2009 tổng hợp 12 lời kêu gọi viện trợ, được coi là có quy mô lớn nhất từ năm 1991, khi LHQ lập Tiến trình những lời kêu gọi hợp nhất.
Thị trường gạo khan hiếm. Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) dự đoán sản lượng gạo vụ mùa năm 2008-2009 đạt kỷ lục 432 triệu tấn, dự trữ gạo toàn cầu đạt 82 triệu tấn (niên vụ trước 78,5 triệu tấn). Nhưng năm 2009 là năm thứ hai liên tiếp thị trường gạo bất ổn nghiêm trọng vì các nước ÐPT tăng dùng gạo thay các loại thực phẩm đắt đỏ như rau, hoa quả, thịt; dự trữ gạo ở một số nước chủ chốt như Mỹ cạn kiệt; dân số tăng khiến thế giới cần thêm 18 triệu tấn gạo.
Nguy cơ khủng hoảng lương thực. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), thế giới còn 36 nước cần viện trợ lương thực khẩn cấp; khủng hoảng tài chính tác động nghiêm trọng kinh tế các nước ÐPT; các nước phát triển (PT) cắt giảm viện trợ cho các nước nghèo, áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại mới.
LB Nga đề xuất tổ chức Hội nghị cấp cao về ngũ cốc. Nga đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu ngũ cốc, đề nghị tiến hành Hội nghị cấp cao thế giới về ngũ cốc vào tháng 6-2009, tại Saint Petersburg để bàn về những vấn đề khó khăn nhất mà người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất ngũ cốc và lương thực trên thế giới đang gặp phải.
Cam-pu-chia tăng xuất khẩu gạo. Cam-pu-chia cho biết, năm 2009, nước này dư 2,8 triệu tấn gạo để xuất khẩu (năm 2007 xuất khẩu 2,3 triệu tấn) do năm 2008 tiếp tục bội thu với sản lượng 6,8 triệu tấn thóc, hơn năm trước 400.000 tấn.
Thái-lan hạ chỉ tiêu xuất khẩu gạo. Bộ Thương mại Thái-lan dự kiến năm 2009 bán từ 8,5 đến 9,5 triệu tấn gạo (trước đây ước tính 10 triệu tấn) vì dự trữ gạo trên thế giới còn khá cao và nhu cầu tiêu thụ chững lại do kinh tế suy thoái tại nhiều nước; dự báo lượng gạo buôn bán toàn cầu giảm còn 28,25 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2005.
Indonesia đặt mục tiêu tạo hơn bốn triệu việc làm bằng cách tăng đầu tư phát triển giao thông, năng lượng, nông nghiệp và những ngành cần nhiều lao động. Riêng 800.000 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường cao tốc, có thể tạo ra 1,1 triệu việc làm. Ðể đối phó những thách thức, Chính phủ triển khai các chương trình: dự án cơ sở hạ tầng; hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người nghèo; mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ủy ban Thương hiệu quốc gia Hàn Quốc hoạt động. Hàn Quốc coi việc đề cao giá trị thương hiệu quốc gia là một trong 100 vấn đề lớn phải giải quyết, dự kiến đưa Ủy ban Thương hiệu quốc gia vào hoạt động từ đầu năm 2009. Theo Viện Nghiên cứu chính sách công nghiệp Hàn Quốc, Thương hiệu quốc gia Hàn Quốc trị giá 1.100 tỷ USD; ba năm qua nước này đứng thứ 10 về giá trị thương hiệu trong 40 quốc gia lớn được đánh giá.
EU triển khai Kế hoạch hành động 5 điểm tăng cường an ninh năng lượng, đặc biệt là Chương trình hợp tác liên Ban-tích bao gồm khí đốt, điện, dự trữ nhiên liệu trong năm 2009. Theo đó, xác định cơ sở hạ tầng cần thiết để kết nối các quốc gia Ban-tích với phần còn lại của châu Âu; xây dựng "hành lang khí đốt phía Nam" để nhận thẳng khí đốt từ biển Caspi và Trung Ðông; tạo vành đai năng lượng châu Âu - Nam Ðịa Trung Hải.
Nhu cầu thép thế giới tăng khoảng 4%. Theo Viện Sắt thép quốc tế, Tập đoàn thép lớn nhất thế giới Arcelor Mittal dự báo nhu cầu thép toàn cầu chỉ tăng 4-4,5% trong năm 2009 dựa trên giả định các"nền kinh tế đang nổi" tăng tiêu thụ thép khoảng 6-9% trong năm.
FDI toàn cầu giảm 12 - 15%. Theo Hiệp hội các Tổ chức thúc đẩy đầu tư trên thế giới đại diện thực thể 156 nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2009 giảm 12 - 15% do giá trị tín dụng giảm, giá cổ phiếu thấp đáng kể, tình trạng rút vốn đầu tư trên quy mô lớn nhằm tránh rủi ro. Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết, FDI năm 2007 đạt 1.833 tỷ USD (hơn năm trước 30%), năm 2008 đạt tương tự, nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009 giảm 15%.
Ðại Tây Dương đối mặt mùa bão lớn "trên mức trung bình". Các nhà khoa học thuộc Ðại học bang Colorado (Mỹ) dự báo: năm 2009 sẽ là một mùa bão lớn "trên mức trung bình" ở Ðại Tây Dương với 14 cơn bão nhiệt đới, trong đó một phần hai là các cơn bão lớn với sức gió trên cấp 8; trong bảy cơn bão lớn có ba ở mức "nguy hiểm" với sức gió lên tới 180km/giờ. Mùa bão năm 2008 ở Mỹ đã xảy ra 16 cơn bão nhiệt đới, trong đó có tám cơn bão lớn và năm cơn bão mạnh.
Cùng với giá dầu mỏ, giá lương thực thế giới trong những tháng cuối năm 2008 đã ổn định, tuy nhiên, dự báo bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2009 ảm đạm sẽ kéo theo giá nhiều mặt hàng lương thực tăng lên.
Đối với các nhà kinh tế học khắp thế giới, câu hỏi "Điều gì sẽ xảy ra với kinh tế Trung Quốc năm 2009?" là một câu hỏi khó.
Theo lãnh đạo hãng xe số 1 Hàn Quốc, Hyundai, tình hình kinh doanh của ngành công nghiệp ôtô thế giới sẽ còn khó khăn hơn trong năm 2009 và doanh số toàn cầu có thể sẽ giảm 7,7% xuống mức 60 triệu xe, thấp hơn năm 2008 gần 5 triệu xe.
Trước tình hình kinh tế hiện nay, triển vọng phát triển của ngành công nghệ năm 2009 không mấy sáng sủa. Tuy vậy, vẫn có những xu hướng công nghệ được dự đoán sẽ gặt hái được những thành công nhất định trong năm tới.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong năm 2009 xuống từ mức -2% đến +1% do chịu tác động lớn từ sự suy giảm nghiêm trọng trong khối lượng hàng xuất khẩu của nước này.
Ngày 30-12, tại Hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ 29 diễn ra ở Muscat (Oman), lãnh đạo 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã ký thỏa thuận liên minh tiền tệ, theo đó nhất trí về mục tiêu ban hành một đồng tiền chung của khối vào năm 2010, một bước quan trọng để tiến tới sự hợp nhất kinh tế khu vực một cách đầy đủ.
Khép lại năm 2008 đầy biến động, thế giới sắp bước sang năm 2009 được dự báo đối mặt không ít khó khăn. Trong hành trang vào năm mới, các tổ chức khu vực và quốc tế, các nước đã điều chỉnh những dự báo, những chương trình, kế hoạch hành động nhằm thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.
Bất kỳ ai hy vọng về một thời kỳ yên tĩnh sau những biến động của năm 2008 sẽ rất thất vọng. Đối với kinh tế, thương mại cũng như chính trị, năm 2009 hứa hẹn là một năm gắng sức thích ứng với một thế giới đã thay đổi.
Bước sang năm mới, con người bao giờ cũng ước nguyện những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, toàn cảnh thế giới năm 2009 theo nhận định của tác giả Eric S. Margolis trên tờ The Huffington Post lại chứa đựng nhiều gam màu tối hơn.
Suy giảm kinh tế tại châu Á sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong năm 2009 do xuất khẩu sang thị trường phương Tây sụt giảm. Song, cho dù phải đối mặt với không ít thách thức, nền kinh tế khu vực đầu tàu thế giới này sẽ vượt qua và tăng trưởng cao. Đó là những gam màu sáng, tối trong bức tranh toàn cảnh kinh tế khu vực mà các chuyên gia kinh tế thế giới vừa phác thảo.
Theo Ngân hàng thế giới (WB), trong năm 2009, các nền kinh tế Đông Á sẽ phát triển với tốc độ thấp nhất trong vòng 8 năm qua, và điều này sẽ ảnh hưởng đến 5,6 triệu người vừa thoát nghèo trong khu vực giai đoạn 2005-2009. WB dự đoán mức tăng trưởng kinh tế ở Đông Á, tính cả Nhật Bản, sẽ chỉ đạt 5,3%, giảm so với 7% năm 2008.
Theo dự báo của các chuyên gia hàng đầu của hãng máy tính IBM (Mỹ), từ nay đến năm 2013, giới khoa học sẽ gặt hái được 5 thành tựu vĩ đại có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân loại. Đó là:
Trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng và sản xuất công nghiệp của nhiều nền kinh tế ở châu Á đã sút giảm nghiêm trọng, do vậy viễn cảnh kinh tế khu vực này trong nửa đầu năm 2009 sẽ xấu đi. Đây là nhận xét chung của các trang mạng kinh tế hàng đầu thế giới như Business Week, Economist, Forbes và Wall Street Journal.
Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay, những quyết định đúng đắn về tài chính là hết sức cần thiết. Business Week đã tham khảo lời khuyên của những nhà hoạch định tài chính Mỹ về những việc "nên làm" và "không nên làm" với túi tiền của bạn trong năm mới 2009. Để chào tạm biệt năm 2008 ảm đạm và "đau buồn", những "giải pháp" dưới đây có thể sẽ giúp nguồn tài chính của bạn được đầu tư đúng hướng trong năm 2009: