Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơn khủng hoảng kinh tế: Hàng ngàn lao động mất việc

 
 
 

Khủng hoảng kinh tế đã buộc nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại sản xuất và làm cho nhiều lao động mất việc làm. Trong ảnh: Công nhân đang gia công nón bảo hiểm xuất khẩu tại doanh nghiệp FDI, KCN Mỹ Xuân A2

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện tại đã có khoảng 2.000 lao động tại các xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn tỉnh đã bị mất việc do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất. Dự báo, trong năm 2009 tình trạng lao động mất việc còn rất căng thẳng bởi khủng hoảng kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Từ cuối năm 2008, do tác động của khủng hoảng kinh tế, một số doanh nghiệp trên địa bàn đã gặp khó khăn trong sản xuất. Nhiều hợp đồng đã được ký kết bị phía đối tác hoãn, một số doanh nghiệp thậm chí còn không ký được hợp đồng mới, kéo theo việc phải cơ cấu lại sản xuất và giảm bớt lao động. Thậm chí, một số doanh nghiệp mà ngành nghề chịu tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế không biết phải xoay xở thế nào để có thể vượt qua được cơn bĩ cực.

Công ty Cổ phần Chế biến, xuất khẩu thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu (Baseafood) là một ví dụ. Hiện tại, Baseafood đã phải cắt giảm tối đa lao động (bao gồm cả lao động thời vụ và lao động lâu dài) đúng vào thời điểm đáng ra là làm không hết việc. Mọi năm thời điểm cận tết Nguyên đán, Công ty sản xuất khoảng từ 1.000 đến 1.200 tấn hàng mỗi tháng, kim ngạch đạt khoảng 1,5 triệu USD, nhưng mấy tháng cuối năm 2008 mỗi tháng chỉ sản xuất được 200 đến 250 tấn hàng và kim ngạch cũng giảm chỉ còn khoảng 30%. Trước đây, mỗi ngày công ty làm 2 ca (từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều và từ 2 giờ đến 6 giờ chiều) thì nay chỉ làm 1 buổi sáng là hết việc. Trước, bình quân hàng tháng công ty có khoảng 1.600 lao động, trong đó hơn 60% là lao động hợp đồng dài hạn, gần 40% lao động thời vụ, đến tháng 12-2008 thì 80% lao động thời vụ không có việc và khoảng 50% lao động dài hạn cũng không có việc làm. “Bắt đầu từ tháng 9 thì lượng hàng giảm, một số khách hàng kéo dài đến tháng 12 thì ngưng mua hàng, một số thì giảm chỉ còn 10 - 20%. Chính điều này làm giảm đáng kể lao động” - ông Trần Văn Dũng, Giám đốc công ty cho biết.

Tương tự, Công ty Cổ phần may xuất khẩu Vũng Tàu cũng rơi vào tình trạng thiếu việc làm trầm trọng trong những tháng cuối năm vì các hợp đồng đã ký đều phải ngưng vì người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng” trong lúc kinh tế khó khăn. Hiện tại, công ty chưa lâm vào tình cảnh phải cho lao động nghỉ việc vì trước đây đã đa dạng ngành nghề, mở thêm được một số ngành nghề khác ngoài may xuất khẩu…

Theo nhận định của các nhà quản lý doanh nghiệp, lao động còn tiếp tục bị mất việc làm bởi “dư chấn” của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa chấm dứt. Đáng lo ngại nhất là những đơn vị đang sử dụng nhiều lao động, bởi khi khó khăn về việc làm, doanh nghiệp phải co kéo, làm sao để đảm bảo công nhân vẫn được trả lương đúng quy định. Hơn 90% doanh nghiệp của tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô, tiềm lực về vốn còn chưa đủ mạnh nên đối mặt với những khó khăn thách thức như lúc này là nhiệm vụ “khó khả thi”.

(Theo báo Bà rịa vũng tàu)

Bài thuộc chuyên đề: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Những nghề được đánh giá cao
  • Giáo dục ở Trung Quốc trong cải cách mở cửa
  • Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia
  • Ba kịch bản cho lao động thất nghiệp
  • Thời khủng hoảng, người lao động Mỹ bị ép nghỉ phép
  • Những nghề đứng vững trong thời suy thoái
  • Khoảng 150.000 lao động mất việc làm trong năm 2009
  • Vĩnh Phúc đề ra các giải pháp duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu