Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

GDP cả nước 9 tháng đầu năm tăng 6,25%

Tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm 2008 đạt 6,25% thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái (8,16%).

Theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại cuộc họp giao ban ngày 26/9/2008, tốc độ tăng GDP trong 9 tháng đầu năm đạt 6,52%. Mức tăng này thấp hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái (8,16%) cũng như kết quả của cả năm 2007 (8,5%).
Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8,5-9% trong năm 2008 và phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010. Tuy nhiên, trong quý I, nhiều khó khăn kinh tế thế giới cũng như trong nước bắt đầu lộ diện, nên Quốc hội đã thông qua đề xuất của Chính phủ điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm xuống 7%.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế trong 9 tháng vừa qua đã phát triển theo hướng tích cực, bởi các ngành nông, lâm, ngư nghiệp đều đã khắc phục được khó khăn về thiên tai dịch bệnh, giá cả gia tăng để đạt kết quả cao hơn cùng kỳ năm ngoái 0,55%.
Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong năm nay có dấu hiệu chậm lại và đạt 16%, trong khi các tháng trước là 16,5%. Nguyên nhân chủ yếu là các công trình xây dựng, vốn được tính trong nhóm ngành này, tăng trưởng chậm hẳn lại. Mặt khác, giá nguyên vật liệu đầu vào cho gia tăng, cũng như lãi suất ngân hàng dao động trong mức cao 20-215% mỗi năm.
9 tháng đầu năm cũng chứng kiến sự thay đổi về tăng trưởng của các thị trường xuất khẩu. Hiện ASEAN đã trở thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ và Liên minh châu Âu, những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam trong những năm qua, đã lùi xuống vị trí thứ hai và ba, do kinh tế tại những khu vực này gặp khó khăn.
Hoạt động xuất nhập khẩu từ tháng 7 đến nay diễn biến theo chiều hướng có lợi cho cán cân thương mại, khi giá trị xuất khẩu tăng nhanh, trong khi nhập khẩu có xu hướng được giữ ổn định. Nhờ vậy, nhập siêu trong 3 tháng trở lại đây có xu hướng chững lại. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 8 nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã bắt đầu có hiệu quả.
Trong bối cảnh kinh tế có khó khăn, sức mua của người dân vẫn tiếp tục tăng, Tính chung 3 quý, tổng mức bán lẻ đạt khoảng 694.400 tỷ đồng, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2007.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 7% cho cả năm 2008, nền kinh tế sẽ phải rất cố gắng trong quý IV.
Kết quả tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm
 
Các chỉ tiêu chủ yếu
9 tháng 2007 (%)
9 tháng năm 2008 (%)
Tốc độ tăng trưởng GDP
8,16
6,52
CPI
7,53
27,9
Giá trị xuất khẩu (tỉ USD)
35,2
48,5
Giá trị nhập khẩu (tỉ USD)
42,8
64,4
Giá trị sản xuất công nghiệp
17,1
16,0
Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
4,2
6,43
 
Riêng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được so sánh với cùng kỳ năm trước, nên ở mức 27,9%. Theo các tính thông thường là so sánh với cuối năm 2007, CPI là 21,87%.
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

  • Xếp hạng tham nhũng thế giới năm 2008
  • Cuối năm nhiều doanh nghiệp khát vốn
  • Kinh tế Việt Nam sẽ còn khó khăn đến 2010
  • Việt Nam mất hơn 1,7 tỉ đô la mỗi năm vì thiếu cảng
  • Kinh tế Việt Nam đã tốt hơn so với giữa năm
  • Kinh tế vĩ mô có dấu hiệu tích cực song vẫn còn bất ổn
  • Chỉ số giá tháng 10 sẽ tiếp tục mức tăng thấp
  • Chỉ số giá tiêu dùng năm nay sẽ dưới mức 25%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi