Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế vĩ mô có dấu hiệu tích cực song vẫn còn bất ổn

Phát biểu trong “Diễn đàn kinh tế 2008” diễn ra tại Hà Nội ngày 2/10, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định kinh tế vĩ mô đã có dấu hiệu tích cực nhưng mức độ bất ổn vĩ mô vẫn còn rất cao vào những tháng cuối năm.

Vị chuyên gia đang đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương dẫn những kết quả nổi bật của kinh tế 9 tháng đầu năm cho thấy việc triển khai 8 nhóm giải pháp của Chính phủ đã và đang phát huy tác dụng.

Cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức cao nhưng tốc độ tăng giá thời gian gần đây đã chậm lại. Đặc biệt trong tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,18% so với tháng trước, mức tăng thấp nhất từ trước đến nay. Cân đối vĩ mô từng bước được cải thiện, nhập khẩu có xu hướng giảm, còn 5,8 tỷ USD trong tháng 9 so với gần 6,3 tỷ USD của tháng trước. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức cao kỷ lục là trên 57 tỷ USD. Chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt giúp thị trường ngoại tệ ổn định, giá chứng khoán tăng.

Đề cập đến những thách thức, rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam trong những tháng còn lại của năm, ông Võ Trí Thành chỉ rõ trước hết là việc giá dầu thế giới liên tục biến động, trong khi một số mặt hàng trong nước vẫn bị kiểm soát hành chính như giá điện cộng với áp lực tăng lương có thể gây nhiều rủi ro cho lạm phát. Việc huy động vốn bên ngoài cũng được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn do biến động của nền kinh tế thế giới.

Dưới góc độ của chuyên gia nghiên cứu, ông Thành cho rằng để giữ ổn định kinh tế vĩ mô cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách vi mô và vĩ mô, tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng vẫn phải đảm bảo cung ứng đủ vốn cho các công trình quan trọng và nâng cao năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính, tiền tệ.

Đồng quan điểm trên, bà Maenner, Đại diện Tổ chức Hỗ trợ kỹ thuật Đức (GTZ) – đơn vị đồng tổ chức diễn đàn với Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã “có độ mở nhất định”. Tuy nhiên, để tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần cải cách hành chính mạnh hơn nữa, minh bạch về dữ liệu, có cơ chế phân tích, dự báo thường xuyên và sự phối hợp chặt chẽ về quản lý kinh tế vĩ mô giữa chính phủ và các cơ quan quản lý.

Trong một ngày của diễn đàn có chủ đề “Ổn định kinh tế vĩ mô-thách thức và giải pháp”, khoảng 100 đại biểu đến từ các bộ, ngành, viện nghiên cứu kinh tế của Việt Nam và đại diện Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Đại sứ quán Đức cùng nghe và chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, chính sách tiền tệ và tỉ giá, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư nhà nước, giải pháp phát triển thị trường chứng khoán, chính sách quản lý giá một số mặt hàng và vấn đề an sinh xã hội trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện nay.

(Theo Thông tấn xã Việt Nam)

  • Chỉ số giá tháng 10 sẽ tiếp tục mức tăng thấp
  • Chỉ số giá tiêu dùng năm nay sẽ dưới mức 25%
  • Tăng trưởng GDP quý III đạt 6,55%
  • Tín hiệu tích cực về CPI những tháng cuối năm
  • Hàng trăm hiệp định được ký tại diễn đàn Sochi
  • Chia sẻ kinh nghiệm để duy trì tăng trưởng
  • Chuyên gia kinh tế nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm với VN
  • UNCTAD: Sẽ không xảy ra suy thoái kinh tế ở VN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi