Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng GDP quý III đạt 6,55%

Ngày 26/9, tại hội nghị giao ban sản xuất tháng 9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nhận định tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III đạt 6,55%, tuy vẫn thấp hơn nhiều so với quý I (9,38%) nhưng đã cao hơn so với quý II (5,38%).

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nêu rõ trong bối cảnh hết sức khó khăn, đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 6,52% trong 9 tháng, trong đó khu vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,57%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,09%, khu vực dịch vụ tăng 7,23% ...là một kết quả bước đầu rất ý nghĩa.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặt tích cực đáng chú ý nhất của tình hình kinh tế trong 9 tháng là sự tăng trưởng cả về sản xuất lẫn giá trị gia tăng của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp mặc dù cũng không ít khó khăn về thiên tai dịch bệnh, giá cả tăng, với mức tăng 0,55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu tháng 7 đến nay tiếp tục theo chiều hướng thuận lợi cho cán cân thương mại. Kim ngạch xuất khẩu chung 9 tháng đạt tới 48,6 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu trong 9 tháng chỉ ở mức 15,8 tỷ USD, bằng 32,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với đà này, dự báo nhập siêu cả năm sẽ ở mức 19 tỷ USD. Như vậy, sẽ vừa đảm bảo được cán cân thanh toán vừa đảm bảo nhập khẩu cho sản xuất.

Các số liệu thống kê của các ngành chức năng cũng cho thấy sự lớn lên của nguồn ngân sách trong thu chi. Đối với thu ngân sách nhà nước, trong 9 tháng mức thu so với dự toán cả năm đã đạt 90,5% và mức chi ngân sách so với dự toán đạt 78%; trong đó chi cho đầu tư phát triển ước đạt 68,6%, trả nợ và viện trợ ước đạt 75,8%. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục ở mức cao. Giải ngân các nguồn vốn tiếp tục được đẩy nhanh.

Thứ trưởng Cao Viết Sinh khẳng định chủ trương tiếp tục điều hành theo hướng ổn định kinh tế vĩ mô và kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

Theo ông Sinh đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu; sớm rà soát điều chỉnh giá, đều chỉnh lại tổng mức đầu tư để thúc đẩy giải ngân, sắp xếp tập trung vốn cho các công trình dự án co khả năng hoàn thành ngay trong năm nay.

( Theo TTXVN )

  • Chỉ số giá tiêu dùng năm nay sẽ dưới mức 25%
  • Tín hiệu tích cực về CPI những tháng cuối năm
  • Hàng trăm hiệp định được ký tại diễn đàn Sochi
  • Chia sẻ kinh nghiệm để duy trì tăng trưởng
  • Chuyên gia kinh tế nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm với VN
  • UNCTAD: Sẽ không xảy ra suy thoái kinh tế ở VN
  • ADB: VN cần hạ thấp hơn mục tiêu tăng trưởng
  • Cạnh tranh là giá giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi