Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

UNCTAD: Sẽ không xảy ra suy thoái kinh tế ở VN

Tổng thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) Supachai Panitchpakdi cho rằng nền kinh tế Việt Nam được hỗ trợ rất nhiều từ các dự án đầu tư nước ngoài và khó có khả năng xảy ra suy thoái kinh tế.

Phát biểu bên lề Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF)  lần thứ 2 tại Hà Nội ngày 19/9, ông Supachai cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam nếu những yếu tố kinh tế cơ bản vẫn được duy trì tốt.

Trong khi dẫn ví dụ về dòng vốn FDI cam kết đổ vào Việt Nam năm 2007 là 23 tỷ USD và 8 tháng đầu năm 2008 là 47 tỷ USD, ông Supachai cho rằng điều quan trọng hiện nay là cần nỗ lực để hài hòa được các dự án đầu tư và các nhu cầu thực tế.

Theo ông Supachai, người từng giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thái Lan, mặc dù không dẫn đến suy thoái kinh tế, nhưng Việt Nam cũng giống như những quốc gia khác trong khu vực, nơi mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 6% trong năm nay. “Trong năm 2009, nếu vẫn giữ được ở mức này còn là một thành công lớn,” ông Supachai nói.

Ông Supachai còn nói thêm rằng việc hạ mức tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ không gây ảnh hưởng đến những thành quả mà Chính phủ Việt Nam đạt được trong nhiều năm qua, đồng thời khuyến nghị Việt Nam cần củng cố các nền tảng cơ bản của nền kinh tế như ổn định kinh tế vĩ mô và khắc phục thâm hụt tài khoản vãng lai.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện dựa một phần chủ yếu vào xuất khẩu sang các thị trường truyền thống trong đó có châu Âu và Mỹ, bởi vậy để xây dựng được một nền tảng kinh tế trong nước tốt Việt Nam cần thúc đẩy việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, từ đó tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, ông Supachai nói.

Theo ông Supachai, việc thắt chặt chính sách tiền tệ không nên thực hiện một cách thái quá và việc này phải tiến hành song song với các chính sách khác như chính sách tài khóa, chính sách tăng thu nhập cho người dân.

Tổng thư ký của UNCTAD cũng lên tiếng kêu gọi Việt Nam cùng các nước trong khu vực thúc đẩy quan hệ thương mại Nam-Nam bởi theo ông thực chất vấn đề này là sự đa dạng hóa nền kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và tạo ra nhiều công ăn việc làm.

Ông cũng kêu gọi nỗ lực thúc đẩy hợp tác tài chính để từ đó có những cải cách trong lĩnh vực này, góp phần đẩy lùi những khó khăn phát sinh từ cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.

(Theo Thông tấn xã Việt Nam)

  • Tín hiệu tích cực về CPI những tháng cuối năm
  • Hàng trăm hiệp định được ký tại diễn đàn Sochi
  • Chia sẻ kinh nghiệm để duy trì tăng trưởng
  • Chuyên gia kinh tế nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm với VN
  • ADB: VN cần hạ thấp hơn mục tiêu tăng trưởng
  • Cạnh tranh là giá giảm
  • Kinh tế Việt Nam: Bình ổn hay tăng trưởng?
  • Thị trường sẽ bật dậy vào lúc khó khăn nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi