Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường sẽ bật dậy vào lúc khó khăn nhất

Các khó khăn chung của kinh tế vĩ mô đã kiến nhiều công ty niêm yết phải sớm điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận.

Trong tháng 8 với mức tăng hơn 30%, TTCK Việt Nam đã có mức tăng trưởng tốt nhất thế giới theo đánh giá của kênh thông tin Bloomberg. Tuy nhiên, nửa đầu tháng 9, thị trường đã bước vào chu kỳ điều chỉnh với mức giảm gần 20% so với đỉnh 561,67 điểm ngày 27/8.

Trong phiên giao dịch ngày 15/9, có lúc tưởng như thị trường hồi phục nhưng VN-Index nhanh chóng lại hụt hơi sau đó. Đâu là lý do giải thích cho sự suy giảm này?

Những sự điều chỉnh

Lợi nhuận trước thuế được điều chỉnh giảm từ 21,1 tỷ đồng xuống 15,1 tỷ đồng; Công ty chấp nhận lỗ khi thanh lý hết khoản đầu tư tài chính (trị giá đầu tư ban đầu 127,8 tỷ đồng) dành vốn đầu tư các dự án mới. Đó là hai nội dung quan trọng được 100% cổ đông dự ĐHCĐ bất thường CTCP Nhựa Tân Đại Hưng thông qua vào ngày 10/9.

Theo ông Phạm Trung Cang, Chủ tịch HĐQT Nhựa Tân Đại Hưng, trong 6 tháng đầu năm, các khó khăn kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình hoạt động của Công ty: chi phí đầu vào tăng nhanh, đơn đặt hàng giảm mạnh khiến hiện tại Tân Đại Hưng phải thu hẹp giảm 20% quy mô sản xuất; trong tháng 6, tỷ giá USD biến động đã tác động xấu đến hiệu quả hoạt động do trùng với kỳ hạn Công ty thanh toán các khoản vay ngoại tệ; các khó khăn trên thị trường BĐS và TTCK làm lợi nhuận từ các lĩnh vực này của Tân Đại Hưng giảm mạnh, chỉ đạt 644 triệu đồng, tương ứng với 7,14% kế hoạch dự kiến. Trong 6 tháng đầu năm, dù hoạt động sản xuất - kinh doanh chính Công ty vẫn đạt sản lượng 4.750 tấn, doanh thu đạt 166,71 tỷ đồng, tương đương với lần lượt 67,85% và 68,60% chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2008, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh, chỉ đạt 5,734 tỷ đồng, tương ứng 27,17% kế hoạch (cũ).

Đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô còn chưa hết khó khăn, thị trường BĐS nguội lạnh, TTCK chưa hẳn sáng sủa, Ban lãnh đạo Công ty đã đề nghị với các cổ đông giảm 30% kế hoạch lợi nhuận trong năm.

Ngày 12/9, CTCP Điện Quang ra thông báo xin điều chỉnh kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2008: lợi nhuận sau thuế giảm từ 222 tỷ đồng xuống còn 50 tỷ đồng, doanh thu giảm từ 1.270 tỷ đồng xuống còn 650 tỷ đồng, mức giảm tương ứng 77,5% và 48,8%. Theo giải thích từ Điện Quang, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn về chi phí nguyên vật liệu đầu vào; lãi vay ngân hàng tăng cao; tỷ giá hối đoái thay đổi khó lường. Kết quả 6 tháng đầu năm, Điện Quang chỉ đạt 17% và 9,7% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ban đầu.

Các khó khăn chung của kinh tế vĩ mô đã kiến nhiều công ty niêm yết khác phải sớm điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận. Đầu tháng 7, Chủ tịch HĐQT một công ty niêm yết ngành gỗ đã thừa nhận với các cổ đông về lợi nhuận trước thuế năm 2008 của công ty này chỉ đạt khoảng 60 tỷ đồng so với kế hoạch là 85 tỷ đồng. Cuối tháng 7, Sacombank điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2008 từ 2.000 tỷ đồng xuống 1.500 tỷ đồng…

Chờ đợi trong bao lâu?

"TTCK Việt Nam mang tính động lượng, VN-Index giống như chiếc xe leo dốc, một khi đã mất đà thì bắt đầu trôi xuống từ từ và nhanh dần sau đó", giám đốc người nước ngoài của một CTCK nhận xét về diễn biến thị trường trong hai tuần đầu tháng 9. Thật vậy, giống như nhiều lần trước, tâm lý các NĐT trong nước dẫn dắt thị trường và khi thị trường không tìm được tin tốt hay chính xác hơn các tin tốt không còn mới mẻ nữa thì quá trình đi xuống bắt đầu.

Đại diện của một số CTCK xác nhận, trong phiên giảm điểm rất mạnh cuối tuần trước, lệnh bán ra thuộc về các NĐT cá nhân chứ chưa phải lực ép thị trường đi xuống từ các NĐT tổ chức. Tâm lý đầu cơ của phần đông NĐT khiến hoạt động chốt lời diễn ra mạnh mẽ, bởi lẽ so với đáy 366 điểm ngày 20/6, nhiều cổ phiếu hiện tại có mức giá tăng trên 100%. Diễn biến của thị trường hiện đang là ẩn số khi các yếu tố tích cực vĩ mô vẫn đang trong trạng thái chờ đợi…

"Không có nhiều lý do để lo ngại thị trường xuống thấp hơn trong mùa hè vừa qua, bởi lẽ tình hình kinh tế vĩ mô đã bớt khó khăn hơn. Chúng ta có thể sẽ phải chờ đợi một thời gian dài khi lãi suất cơ bản thực sự cắt giảm. Mảng tối trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp bắt đầu lộ diện nhưng giống như thường lệ, các tin xấu sẽ bão hoà và phản ánh trước vào giá, thị trường sẽ đi lên vào lúc tưởng chừng như khó khăn nhất", vị giám đốc trên nhận định.

(Theo Đầu Tư Chứng Khoán)

  • Cạnh tranh là giá giảm
  • Kinh tế Việt Nam: Bình ổn hay tăng trưởng?
  • “Cơ hội giảm giá xăng là rất khó!”
  • Giải pháp "móc ruột"?
  • Năm 2009, GDP Việt Nam là 6%
  • Bất ổn vĩ mô vẫn chưa dứt
  • Hợp tác Nhà nước - tư nhân: Thừa vốn, thiếu cơ chế
  • Lạc quan về triển vọng kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi