Một cơ chế hoàn tất, tư nhân sẵn sang bỏ vốn đầu tư hạ tầng. (Ảnh: VNN) |
Không có một nước nào, nhất là các nước chậm phát triển, ngân sách quốc gia có thể đáp ứng đủ để phát triển hạ tầng theo kịp sự phát triển kinh tế. Mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân (PPP) đã ra đời và nhiều nước ứng dụng thành công trong hơn 20 năm qua. Việt Nam là một nước thiếu vốn trầm trọng cho phát triển hạ tầng thì việc áp dụng cơ chế này càng trở nên cần thiết.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Trương Văn Đoan, trước đây, để phát triển hạ tầng, Việt Nam chủ yếu dựa ngân sách nhà nước và ODA. Trong khi vốn nhà nước có hạn còn ODA nếu qua lạm dụng sẽ dẫn tới nợ nần nước ngoài. vì thế cần có giải pháp khác và huy động vốn tư nhân là một hướng đi đang được Việt Nam chú trọng. Để thực hiện điều này, Việt Nam đang thực hiện hai nội dung chính là nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia xây dựng hạ tầng cùng Nhà nước và xây dựng khung pháp lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để khơi thông nguồn vốn tiềm năng này.
Nhà nước thiếu vốn, tư nhân sẵn sàng đầu tư
Nếu như PPP trên thế giới đã được áp dụng phổ biến cánh đây hơn 20 năm thì Việt Nam nó còn la một khái niềm mới. Tuy nhiên, ngay từ đầu, việc ứng dụng mô hinh này đã có những dấu hiệu rất khả quan và dường như chỉ cần một chế phù hợp thì sự thiếu hụt vốn trong đầu tư phát triển hạ tầng sẽ được đáp ứng bằng nguồn vốn tư nhân cả trong và ngoài nước lên đến hàng tỷ USD. Vấn đề là làm sao để khơi thông nguồn vốn tỷ USD này một cách hiệu quả.
Theo ông Vũ Tự Nhật - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch - Đầu tư, theo kế hoahcj 2006 - 2010 nhu cầu vốn cho toàn xã hội 140 tỷ USD, bình quân mỗi năm là 28 tỷ USD. Nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng là 400 ngàn tỷ đồng tức khoảng 25 tỷ USD. Trong khi đó, hiện nay, mỗi năm thu hút được khoảng 250 ngàn tỷ đồng, bằng 50 - 60% nhu cầu.
Bên cạnh đó Nhà nước dành khoảng 6 tỷ USD trong ngân sách cho đầu tư phát triển, mặc dù đã chiếm 30% ngân sách nhưng cũng chỉ đáp ứng khoảng 50 - 60% nhu cầu.
Chủ trương của Chính phủ là khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào hệ thống đường cao tốc, bao gồm cả cao tốc Bắc - Nam, các đường vành đai và hướng tâm. Đặc biệt, một số lĩnh vực rất cần vốn như: hệ thống cảng hàng không,cảng biển...
Ông Đỗ Nhất Hoàng - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã cung cấp một số liệu cho thấy, hợp tác nhà nước - tư nhân dù mới bắt đầu nhưng rất khả quan. Số liệu đến nay cho thấy, đã có khoảng 80 dự án PPP được triển khai dưới dạng BOT hay tương tư ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 90 ngàn tỷ đồng. Giao thông chiếm tới 95% tổng số vốn. Bên cạnh đó có khoảng 8 dự án của nước ngoài với vốn đầu tư 1,8 tỷ USD.
Đặc biệt, trong hai năm gần đây, rất nhiều mô hình PPP đã xuất hiện với những dự án lớn và quan trọng cho quá trình phát triển đất nước. Đáng chú ý là Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Hiện nay, DN này đang thực hiện các dự án như Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Tp Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, vốn đầu tư các dự án đều ở mức từ hàng trăm triệu đến trên 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo ông Nhật, hầu hết các dự án BOT đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông chỉ có một vài dự án thành công, hầu hết còn nhiều vướng mắc và thực sự là chưa có nhiều nhà đầu tư quan tâm hình thức này. Trong khi đó, ông Hoàng cũng cho biết, hầu hết các dự án PPP triển khai đều gặp khó khăn. Tỷ lệ thành công rất thấp, trừ một số dự án quy mô nhỏ.
Nguyên nhân được xác định là do các quy đinh pháp lý hiện nay chưa phù hợp, các quy định chưa tính hét các tình huống phát sinh trong thực tế, quy định chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nhà nước phải hỗ trợ lớn hơn
Ông Đặng Huy Đông - Vụ trưởng Vụ Quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch cho biết một thực tế, hầu hết các dự án PPP ở Việt Nam đều do các nhà đầu tư đề xuất, tính toán, giải trình và cơ quan quản lý chấp thuận. Cách làm này đã gây ra nhiều vấn đề bất cập cho cả Nhà nước và nhà đầu tư. Trước hết, do không phải là người lập dự án nên cơ quan quản lý có thể thiếu thông tin và việc quyết định các quy định trong hợp đồng có thể gây thiệt hại cho Nhà nước, ngược lại, cũng có thể thiếu thông tin mà các bước đi được quyết định chậm, không chính xác khiến nhà đầu tư gặp khó khăn.
Nhà nước cấn thể hiện vai trò bão lãnh và xúc tiến lớn hơn. (Ảnh: VNN)
Thực tế, đã có tình trang nhà đầu tư tư nhân đề xuất xây cầu và được chấp thuận thu phí trong vòng 15 nhưng chỉ cần 5 năm đã hoàn vốn. Trong trường hợp này Nhà nước đã bị thiệt. Và nếu tiếp tục theo cách này thì Nhà nước sẽ còn vấp phải nhiều trường hợp như trên.
Ông Đông cũng cho biết, cách làm phố biến ở Việt Nam hoàn toàn khác với nước ngoài khi Nhà nước là người lập dự án và kêu gọi đầu tư. Qua khảo sát các nước có kinh nghiệm, ông Đông cho rằng, PPP phải là Nhà nước bỏ tiền ta để nghiên cứu dự án, thiết kế, xây dựngc các thủ tục, tính toán đầu tư... Khi đủ điều kiện mới đưa ra kêu gọi đầu tư bằng cách đấu thầu nếu không sẽ không có được đối tác có lợi nhất.
Trong khi đó, ông Ben Darch - Chuyên gia quốc tế về PPP lại nhắc đến vai trò Nhà nước ở một khía cạnh khác. Theo đó, vốn đầu tư các dự án đến từ nhiều nguồn như: vốn tự có của nhà đầu tư, vốn vay, vốn huy động qua thị trường vốn... Trong đó, vốn nhà đầu tư thường chỉ khoảng 30%, còn lại là đi vay.
Các đối tác cho vay tất nhiên sẽ tính toán và đặt niềm tin vào hiệu quả dự án nhưng nếu không có sự tham gia của Nhà nước thì khả năng huy động vốn sẽ rất khó. Vì thế, kinh nghiệm cho thấy, với các dự án PPP sự tham gia của Nhà nước cũng là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, ông Ben Darch cho rằng, yếu tố lợi nhuận là quyết định khi kêu gọi các nhà đầu tư, trách nhiệm của Chính phủ là phải làm tốt công tác thiết kế, tính toán khả thi về mặt tài chính, khả năng chịu đựng phí dịch vụ của người dân... để định được mức lợi nhuận trước khi kêu gọi đầu tư. Nếu không, sẽ chẳng có nhà đầu tư nào tham gia. Hoặc nếu có tham gia thì việc thương thảo hợp đồng sẽ kéo dài và nếu thất bại Chính phủ phải mất chi phí để hỗ trợ dự án.
Đặc biệt, các chuyên gia cho rằng, hầu hết các dự án PPP thành công đều có liên quan đến các cải cách khu vực Nhà nước trên diện rộng. Trong trường hợp Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, trước hết đó là vấn đề thay đổi các thiết chế cần thiết, quy định về mức phí sử dụng các dịch vụ, thay đổi quan điểm và cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư PPP.
Thực tế, VN đã có những quy định về hợp tác Nhà nước và tư nhân nhưng đây mới chỉ là một phần của chính sách về PPP, các quy đình còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Vì thế, ông Hoàng cho rằng, điều cần thiết trước hết là cần xây dựng một khung pháp lý phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và điều kiện Việt Nam. Xây dựng một cơ chế hỗ trợ đối với các dự án, tính đến vai trò của nhà nước với tư cách là người bão lãnh và xúc tiến tính khả thi.
Trước mắt, có thể phải thành lập một nhóm công tác liên ngành để rà soát lại hệ thống pháp luật hiện hành, khảo sát thị trường trong và ngoài nước và thực hiện một số dự án thí điểm để có cơ sở xây dựng khung pháp luật về PPP.
(Theo VietNamNet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com