Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đánh giá thực trạng thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Thủ tướng khẳng định, với 8 nhóm biện pháp được triển khai quyết liệt và đồng bộ tình hình kinh tế xã hội 8 tháng qua bước đầu có chuyển biến tích cực.

Hôm nay (13/9), tại Trung tâm hội nghị quốc tế 11 Lê Hồng Phong Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc Tọa đàm đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam, triển vọng những tháng cuối năm nay và năm 2009 giữa Thường trực Chính phủ với các chuyên gia kinh tế trong nước.

Phát biểu khai mạc cuộc tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ bối cảnh xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2008 dựa trên tinh thần phấn khởi sau thành tựu của 20 năm đổi mới mà đất nước đã đạt được, nhất là mức tăng trưởng đỉnh cao trong 2 năm 2006 và 2007. Bước vào năm 2008, nền kinh tế thế giới suy thoái, giá cả và lạm phát lan rộng toàn cầu buộc nhiều quốc gia trên thế giới phải điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế. Thực trạng này cũng ảnh hưởng trực tiếp, bất lợi đến nền kinh tế nước ta.

Chính phủ đã nghiêm túc thảo luận, nhìn nhận những thiếu sót yếu kém nội tại của nền kinh tế và không thể làm khác là phải quyết định điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2008, trong đó, ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng hợp lý khoảng 7%. Thủ tướng khẳng định, với 8 nhóm biện pháp được triển khai quyết liệt và đồng bộ tình hình kinh tế xã hội 8 tháng qua bước đầu có chuyển biến tích cực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh việc tổ chức tọa đàm giữa thường trực Chính phủ với các chuyên gia kinh tế nhằm đánh giá thực trạng thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 8 tháng qua, cơ hội và thách thức trong những tháng cuối năm nay cũng như trong năm 2009. Các đại biểu tham dự tọa đàm tập trung thảo luận những mục tiêu ưu tiên của năm 2009, các giải pháp cần thiết nhằm đưa lạm phát giảm xuống dưới 10% vào cuối năm tới cũng như tiếp tục giải quyết tốt vấn đề xóa đói giảm nghèo, duy trì tăng trưởng hợp lý…

Một nội dung quan trọng nữa được đề cập trong cuộc tọa đàm này là kinh nghiệm và định hướng giải quyết vấn đề đang nổi lên trong quá trình phát triển, đó là nông nghiệp, nông thôn, việc làm và an sinh xã hội. Trên cơ sở thực trạng nền kinh tế Việt Nam và ý kiến của các chuyên gia kinh tế đưa tại cuộc tọa đàm, Chính phủ sẽ xây dựng dự báo tình hình kinh tế xã hội năm 2008; mục tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ của năm 2009 để báo cáo trung ương và Quốc hội.

(Theo VOV)

  • Hợp tác Nhà nước - tư nhân: Thừa vốn, thiếu cơ chế
  • Lạc quan về triển vọng kinh tế
  • Phó chủ tịch WB - James Adams: VN đang cải thiện rất tốt năng lực cạnh tranh quốc tế
  • Chưa hết khúc mắc với “một cửa”
  • Cổ phần hóa chậm như rùa – Vì sao?
  • Kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sáng
  • Hàng hóa giảm theo tỷ giá
  • 10 điểm chính kinh tế 8 tháng năm 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi