Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phó chủ tịch WB - James Adams: VN đang cải thiện rất tốt năng lực cạnh tranh quốc tế

Ông James Adam thăm một lớp tiểu học tại tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: Xuân Linh

Đến VN 4 lần trong vòng 2 năm qua, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) James Adams đã đi thị sát nhiều dự án ODA tại VN. Trao đổi với báo chí về tình hình kinh tế VN, ông James Adams nói:

"Theo quan điểm của tôi, mọi thứ đang được cải thiện một cách dần dần. Tin tốt lành là VN rõ ràng không bị tác động bởi thị trường cầm cố nhà đất tại Mỹ, hay rộng ra là sự suy giảm của kinh tế Mỹ. Hãy nhìn vào con số xuất khẩu, nó vẫn không ngừng gia tăng, mặc dù cả kinh tế châu Âu lẫn Hoa Kỳ đều suy giảm.

Thách thức lớn nhất ở VN hiện vẫn là lạm phát, chứ không phải là môi trường cạnh tranh toàn cầu; VN đang cải thiện rất tốt năng lực cạnh tranh quốc tế. Chính phủ đã hành động quyết liệt đối với lạm phátá, và đã đạt được nhiều kết quả. Tôi nghĩ là Chính phủ đã làm những điều cần làm để giảm thiểu khó khăn, tránh một cuộc suy thoái".

Về câu hỏi khi lạm phát bắt đầu có xu hướng chậm lại, kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực, VN có nên nới lỏng chính sách tiền tệ, ông James Adams nói: "Tôi còn nhớ tháng 6 vừa rồi tại Hà Nội, nhóm các nhà tài trợ đã gửi đến Chính phủ một thông điệp mạnh mẽ về việc thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và đến nay thì Chính phủ có thể nhìn nhận kết quả của nó. Việc có nên tiếp tục thắt chặt hay nới lỏng chính sách tiền tệ là quyết định từ cách nhìn nhận của Chính phủ và Chính phủ phải đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tôi không nghĩ rằng phải có một biện pháp nới lỏng mạnh mẽ, điều đó chỉ tạo ra các vấn đề rắc rối".

Về đánh giá của các nhà tài trợ quốc tế đối với công tác điều hành của Chính phủ, ông James Adams cho biết: "Chính phủ VN vẫn tăng cường các nguồn lực cho công cuộc chống tham nhũng, đồng tiền tài trợ vẫn đang được Chính phủ sử dụng có hiệu quả. Và tôi nhấn mạnh lại quan điểm của chúng tôi là không chỉ tiền của các nhà tài trợ mà tiền của người dân cũng phải sử dụng có hiệu quả. Chính phủ hiện vẫn được điểm cao trong mắt các nhà tài trợ".

(Theo TNO)

  • Hợp tác Nhà nước - tư nhân: Thừa vốn, thiếu cơ chế
  • Lạc quan về triển vọng kinh tế
  • Đánh giá thực trạng thực trạng nền kinh tế Việt Nam
  • Chưa hết khúc mắc với “một cửa”
  • Cổ phần hóa chậm như rùa – Vì sao?
  • Kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sáng
  • Hàng hóa giảm theo tỷ giá
  • 10 điểm chính kinh tế 8 tháng năm 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi