Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Việt Nam: Bình ổn hay tăng trưởng?

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,5% vào năm 2008.

Chịu tác động từ những biến động tài chính kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam sẽ quay lại đà tăng trưởng tốt hơn từ năm 2010.

Với triển vọng kinh tế toàn cầu còn chưa sáng sủa, Việt Nam cần phải tập trung vào việc bình ổn tình hình kinh tế. Quan điểm này của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra hôm 16/9 được giới chuyên gia kinh tế Việt Nam đồng thuận khá cao.

Theo ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho đến thời điểm này có thể thấy, lạm phát có dấu hiệu chững lại, hệ thống ngân hàng có tính thanh khoản tốt hơn, dự kiến tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế năm nay đạt khoảng 6,5%, song so với những năm trước, tăng trưởng kinh tế giảm nên sẽ có những vấn đề khó khăn nảy sinh, vì vậy ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là trọng tâm trong thời gian tới.

Tại buổi công bố Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2008, ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia Cơ quan đại diện thường trú của ADB tại Việt Nam nhận xét, Việt Nam đã cải thiện được các con số thống kê kinh tế trong những tháng gần đây, song xét về giá trị tuyệt đối, lạm phát và nhập siêu vẫn còn cao và phải mất một thời gian nữa mới có thể bình ổn được tình hình một cách vững chắc hơn. ADB dự đoán, lạm phát trong năm 2008 và năm 2009 tại Việt Nam theo thứ tự sẽ là 25% và 17,5%, so với mức dự báo 18,3% và 10,2% được đưa ra trong báo cáo công bố hồi tháng Tư năm nay. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2008 được dự báo ở mức 13,5% GDP, tăng so với dự báo 10,3% GDP trước đây. Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2009 được dự báo ở mức 7% GDP, thấp hơn so với mức dự báo 9,4% GDP trước đây.

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,5% vào năm 2008. Các chuyên gia của ADB nhận định, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho công tác chống lạm phát cao hơn mục tiêu kích thích tăng trưởng, cho đến khi lạm phát được kiềm chế ở mức một con số. Tuy nhiên, với dự báo về sự giảm tốc của áp lực giá, cùng với việc tăng trưởng kinh tế chậm lại và giảm nhập siêu, Chính phủ có thể muốn nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Nếu điều này xảy ra thì tăng trưởng GDP và lạm phát đều tăng và thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2009 sẽ cao hơn so với kịch bản gốc.

Có 2 điểm lưu ý được nhiều chuyên gia nhấn mạnh. Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát đối với các ngân hàng và phải có hành động nhanh chóng để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng có hệ thống - trong trường hợp có ngân hàng nào lâm phải tình trạng tài chính nguy cấp. Đề cập đến nội dung này, ông Thành cho rằng, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang xấu đi, nợ quá hạn gia tăng trong tháng 7, tháng 8. Dư nợ cho vay bất động sản hiện vào khoảng 130.000 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ toàn hệ thống, song đáng chú ý 30 - 40% số đó vay vào cuối năm 2007, đầu năm 2008, một phần không nhỏ rơi vào thị trường buôn bán lại dự án, chi phí xin giấy phép…, nợ xấu do vậy có thể tăng cao và cần một nguồn lực không nhỏ để xử lý.

Thứ hai là những khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa khi chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục duy trì. Khảo sát mới đây của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy, hiện có 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa dừng hoạt động, 60% hoạt động khó khăn và chỉ 20% vẫn hoạt động tốt. Tuy vậy, theo đánh giá của ADB, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn còn được hỗ trợ nhiều hơn các nước khác. Đơn cử, tại Việt Nam, khu vực doanh nghiệp này tiếp tục được đảo nợ, khó khăn ở chỗ họ không vay thêm được các khoản tiền mới, trong khi ở các quốc gia khác không chỉ ngừng cho vay, nhà băng còn không cho doanh nghiệp đảo nợ.

"Chính phủ đặt trọng tâm vào ổn định kinh tế vĩ mô, do vậy sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ, song để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động qua giai đoạn này, liều lượng như thế nào sẽ phải linh hoạt. Tôi tin, ở tầm vĩ mô, Việt Nam vẫn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng ở vi mô sẽ có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp", ông Thành nhận xét.

Chịu tác động từ những biến động tài chính kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam, theo nhận định, sẽ cùng kinh tế các nước quay lại đà tăng trưởng tốt hơn từ năm 2010 (lạm phát thấp một con số và tăng trưởng từ 7,5% đến trên 8%).

(Theo Đầu Tư Chứng Khoán)

  • Cạnh tranh là giá giảm
  • Thị trường sẽ bật dậy vào lúc khó khăn nhất
  • “Cơ hội giảm giá xăng là rất khó!”
  • Giải pháp "móc ruột"?
  • Năm 2009, GDP Việt Nam là 6%
  • Bất ổn vĩ mô vẫn chưa dứt
  • Hợp tác Nhà nước - tư nhân: Thừa vốn, thiếu cơ chế
  • Lạc quan về triển vọng kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi