Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp "móc ruột"?

Nhiều mặt hàng được đóng gói trong bao bì, nhưng giảm trọng lượng so với công bố (ảnh minh họa).

Chuyện gian dối trong kinh doanh xăng dầu chưa có hồi kết thì thông tin người tiêu dùng bị "móc ruột" lại rộ lên.

Sáng sáng, sục vào mấy diễn đàn của các bà nội trợ, thấy la "oai oái" vì hàng hoá mua về cái gì cũng "hao" so với trước: Từ mì tôm, bim bim, kem đánh răng, xàphòng, sữa tắm, bột giặt đến các loại đồ uống như càphê, sữa... đều đã bị giảm trọng lượng.

Bà mẹ trẻ có "nick" littlebud than phiền: "Mình hay mua sữa tươi thanh trùng MC loại 250ml/túi. Hôm nay đổ một túi ra cốc thấy vơi hẳn đi so với mọi khi liền lôi cái bình sữa NUK ra đong thử, thiếu hẳn 20ml. Không biết bây giờ giá cả tăng, họ dùng chiêu bài đóng gói giảm lượng sữa đi hay chỉ là sự cố với vài túi sữa?".

Còn bà mẹ có nick tayho2007 thì la: "Sữa VNM vỏ ghi "thể tích thực 200ml", nhưng khi đổ ra bình Falin thấy chỉ được 180ml. Còn sữa đậu nành, sữa túi dâu loại 250ml, đong thử cũng chỉ được 220ml...".

Đó là chưa kể đến nhiều loại sản phẩm đánh lừa cảm giác của người tiêu dùng bằng cách giữ nguyên hình thức nhưng rút đi trọng lượng. Ví dụ như bột giặt Viso loại 3kg/túi, giá 39.000 đồng, nay trọng lượng được rút xuống còn 2,4kg/túi, giá bán 40.000 đồng, loại 4,5 kg/bao giá 57.000 đồng, nay giảm xuống 3,8kg, giá 63.000 đồng.

Nhiều mặt hàng khác như kem đánh răng, xàphòng thơm, sữa chua... cũng lặng lẽ bị rút bớt 10-15gram/sản phẩm trong khi bao bì vẫn giữ nguyên khiến người tiêu dùng rất khó phát hiện.

Trên thực tế, người tiêu dùng có cảm giác giá mỗi sản phẩm không tăng, hoặc tăng rất ít, song so với trọng lượng cũ, mức giá tăng thực tế có thể tới trên 20%. Có những nhà sản xuất viện dẫn rằng, cách đóng gói như vậy là để tiết kiệm cho người tiêu dùng. Song để giặt sạch bộ quần áo phải dùng đủ một lượng xà phòng nhất định. Cũng chẳng ai tiết kiệm bằng cách bớt đi một chút kem đánh răng, một chút dầu gội đầu... Và chẳng lẽ, cứ theo cái đà tiết kiệm đó, thì người ta sẽ phải mặc bớt vải đi, hay cắt bớt tóc đi cho đỡ tốn kém (?!).

Điều quan trọng hơn, hàng tiêu dùng chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong rổ hàng hoá. Cứ theo cái sáng kiến này của nhà sản xuất thì các nhà thống kê đành "bó tay", bởi chắc chắn số liệu CPI cũng sẽ theo đó mà bị méo mó.

Có lẽ từ chỗ tiêu chí đầu tiên để người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm đồng hạng là giá cả, thì nay lại là thời điểm họ sẽ lựa chọn những sản phẩm đồng hạng có trọng lượng lớn nhất để không tự chuốc phần thiệt về mình.

Bất cứ nhà doanh nghiệp nào cũng hiểu, đóng bao bì càng nhỏ thì giá thành càng cao. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp vẫn thường khuyến cáo người tiêu dùng mua chai lớn, hộp lớn để tiết kiệm chi phí bao bì, thì nay, với chiêu thức giảm trọng lượng, khách hàng đang phải đi ngược lại với cách tính lợi ích kinh tế.

Nói đúng hơn, người tiêu dùng đang phải chịu "thiệt đơn thiệt kép", và với những loại sản phẩm không thể tiết kiệm tiêu dùng hơn nữa thì đành ngậm ngùi móc túi mất thêm một lần tiền để đảm bảo nhu cầu.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Chính phủ đang kêu gọi Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng cùng chia sẻ thì không lẽ "móc ruột" hàng hoá lại là cách "chia sẻ" nhanh nhất?

(Theo LĐ)

  • “Cơ hội giảm giá xăng là rất khó!”
  • Năm 2009, GDP Việt Nam là 6%
  • Bất ổn vĩ mô vẫn chưa dứt
  • Hợp tác Nhà nước - tư nhân: Thừa vốn, thiếu cơ chế
  • Lạc quan về triển vọng kinh tế
  • Đánh giá thực trạng thực trạng nền kinh tế Việt Nam
  • Phó chủ tịch WB - James Adams: VN đang cải thiện rất tốt năng lực cạnh tranh quốc tế
  • Chưa hết khúc mắc với “một cửa”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi