Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2009, GDP Việt Nam là 6%

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) công bố trong Cuốn Cập nhật Triển vọng phát triển châu Á 2008 (ADO Update) dự báo năm 2009 GDP của Việt Nam sẽ là 6%. Lạm phát của năm 2009 sẽ giảm so với mức dự kiến năm 2008, đứng ở mức 17,5%

Theo ADB, Việt Nam đã xử lý được khá hiệu quả cơn bão khủng hoảng kinh tế từ đầu năm 2008, nhưng không vì thế Việt Nam đã thoát khỏi nguy cơ. Giám đốc ADB tại Việt Nam nhấn mạnh: “với triển vọng ít khả quan của kinh tế thế giới thời gian tới, Việt Nam cần tập trung nhiều hơn nữa vào việc bình ổn kinh tế”.

Tốc độ tăng trưởng dự kiến trong năm 2008 của Việt Nam là 6,5%, đây cũng là cơ sở để ADB đưa ra dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2009 sẽ thấp hơn, khoảng 6%. Tuy nhiên, việc tăng trưởng chậm lại này là hoàn toàn cần thiết cho việc tạo đà tăng tốc cho các năm tiếp theo 2010-2011. Lý giải điều này, Giám đốc ADCB cho rằng, mặc dù Chính phủ đã cải thiện được các con số thống kê kinh tế trong vài tháng gần đây, nhưng xét giá trị tuyệt đối thì lạm phát và nhập siêu vẫn còn rất cao. Các chuyên gia ADB chia sẻ: Việc bình ổn kinh tế đối với Việt Nam không thể một sớm một chiều, mà phải mất một thời gian nữa.

Cũng theo bản báo cáo này, lạm phát trong năm 2009 sẽ có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2008, tăng ở mức 17,5% (dự báo lạm phát cả năm 2008 sẽ là 25%). Đây cũng là minh chứng rõ nhất cho bất ổn kinh tế của Việt Nam, bởi cũng trong Báo cáo ADO Updates công bố hồi tháng 4 năm nay, mức lạm phát tương ứng của năm 2008 và 2009 chỉ là 18,3% và 10,2%.

Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2008 được dự báo ở mức 13,5% GDP (cũng tăng so với mức dự báo 10,3% GDP hồi tháng 4) và năm 2009 sẽ ở mức 7% GDP (giảm so với mức dự báo 9,4% GDP ở báo cáo trước). Các chuyên gia cũng dự đoán, Chính phủ sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho công tác chống lạm phát cao hơn mục tiêu kích thích tăng trưởng cho tới khi lạm phát giảm và được kiềm chế ở mức một con số. Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng: với dự báo về sự giảm tốc của áp lực giá, cộng thêm tăng trưởng kinh tế tiếp tục chậm lại, nhập siêu giảm, có thể khiến Chính phủ nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ để đẩy mạnh đầu tư công nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Giám đốc ADB cảnh báo, nếu điều này xảy ra tăng trưởng GDP và lạm phát năm 2009 sẽ cao hơn so với kịch bản gốc.

Các chuyên gia kinh tế của ADB khuyến nghị: Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát cẩn trọng đối với các ngân hàng, cũng như có hành động nhanh chóng để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng có hệ thống – trong trường hợp ngân hàng nào đó lâm vào tình trạng tài chính nguy cấp.

Điểm đáng mừng là tuy chỉ ra những rủi ro và thách thức trong ngắn hạn, song ADB vẫn tin tưởng vào triển vọng kinh tế trung và dài hạn. Minh chứng là luồng vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều trong vài năm gần đây, và sẽ tiếp tục mức cao trong thời gian tới.

(Theo TQ)

Bài thuộc chuyên đề: Tổng hợp thông tin dự báo kinh tế Việt Nam 2009

  • Bất ổn vĩ mô vẫn chưa dứt
  • Hợp tác Nhà nước - tư nhân: Thừa vốn, thiếu cơ chế
  • Lạc quan về triển vọng kinh tế
  • Đánh giá thực trạng thực trạng nền kinh tế Việt Nam
  • Phó chủ tịch WB - James Adams: VN đang cải thiện rất tốt năng lực cạnh tranh quốc tế
  • Chưa hết khúc mắc với “một cửa”
  • Cổ phần hóa chậm như rùa – Vì sao?
  • Kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sáng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi