Chính phủ đang kiểm soát lạm phát, cán cân thanh toán tổng thể và tăng trưởng tốt hơn, nhưng theo một số nhà phân tích, nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn khó khăn.
Trong bối cảnh đó, bài toán về chi phí vốn, quản trị, đầu tư của doanh nghiệp trở nên vô cùng khó giải...
Tại hội thảo “Kinh tế vĩ mô và quản trị doanh nghiệp” do Công ty Chứng khoán quốc tế Hoàng Gia (IRS) và các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 13/9/2008, hầu hết ý kiến đều cho rằng, những bất ổn của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán tổng thể và thị trường tài chính đã tạm lắng dịu nhưng còn quá sớm để lạc quan.
Vẫn còn nguyên những khó khăn
Trước hết là vấn đề tăng trưởng. Trưởng ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của CIEM phân tích: mặc dù tăng trưởng của 8 tháng đầu 2008 có nhiều dấu hiệu tích cực như: xuất khẩu tăng 39,1% (chưa từng có trong vài chục năm gần đây), FDI tăng cao nhưng nếu nhìn sâu hơn thì chất lượng tăng trưởng đang có vấn đề.
Một là, xuất khẩu tăng 39,1% nhưng là tăng do giá còn giá trị gia tăng thực tế đóng góp vào GDP chỉ tăng dưới 15%.
Hai là, đối với FDI thì trong số 46,3 tỷ USD FDI cam kết 8 tháng qua, có tới 43% cho công nghiệp nặng và hóa dầu, 47% vào bất động sản và dưới 10% đầu tư dịch vụ.
Thời gian qua, vốn FDI thực hiện chỉ khoảng 7 tỷ USD (hơn 6,6%) nhưng trong đó, phần của các nhà đầu tư nước ngoài thực sự đưa vào qua cán cân thanh toán quốc tế chỉ 4,5 - 5 tỷ USD, còn lại là huy động trong nước.
Như vậy, cái mà Việt Nam hiện muốn nhất là lợi thế của công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu vẫn chưa được như mong đợi.
Ba là, trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn thấp và chưa bền vững thì tỷ lệ đầu tư/GDP vẫn rất cao. Năm 2007, tỷ lệ này đạt mức cao nhất trong lịch sử là 44% GDP và 8 tháng qua, sự hưng phấn đầu tư này vẫn chưa được hãm lại. Điều này cho thấy, tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng tiền, trong đó chiếm 50% là tiền của nhà nước.
Bởi thế, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài rất thích làm ăn với Nhà nước do được hỗ trợ bởi ngân sách và ODA cho vay lại.
Bốn là, đi cùng với khó khăn về tăng trưởng là những phát sinh về mặt xã hội. Theo thống kê, số vụ đình công, ngừng việc tập thể ngày càng gia tăng với lý do chính là đòi tăng lương và không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp phía Nam mà còn lan ra cả phía Bắc.
Yếu tố thứ hai là lạm phát. Lạm phát bắt đầu tăng tốc từ tháng 9/2007 và vẫn chưa dừng lại cho đến nay.
Thứ ba là sự lo ngại từ cán cân thanh toán tổng thể. Trong 8 tháng đầu 2008, thâm hụt thương mại 16 tỷ USD, được bù đắp bởi một số nguồn chính như 7 tỷ USD FDI, 2 tỷ USD FII nhưng còn thiếu khoảng 7 tỷ USD.
Tính toán cả năm 2008, nguồn kiều hối đạt khoảng 8 tỷ USD, cộng với 2 tỷ USD tiền gửi của dân và nguồn này có thể tạm thặng dư cán cân thanh toán tổng thể trong điều kiện người dân để yên số USD này trong ngân hàng.
Nhưng nếu họ cứ rút ra, gửi vào để đầu tư hoặc cất trong két sắt thì số ngoại tệ này không thể sử dụng trên thị trường liên ngân hàng và đó là điều đáng lo khi muốn cân bằng cán cân thanh toán tổng thể.
Thứ tư là hệ thống tài chính ngân hàng. Đặc biệt là tính thanh khoản của các ngân hàng đã hồi phục nhưng các nhà quản lý chưa thể lơ là với công tác quản trị rủi ro, bởi lẽ nhiều ngân hàng hiện nay vẫn đối mặt với tăng trưởng nguồn vốn chậm chạp, tỷ lệ nợ quá hạn cao (do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn)...
Gặp khó phải “ló” khôn!
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trước những khó khăn của nền kinh tế, có nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản, số khác đang cầm cự và tỷ lệ số doanh nghiệp đang phát triển tốt không quá nhiều.
Trước tình hình này, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà nêu ra một giải pháp: “Ngoài việc thắt chặt chi tiêu, đầu tư thì Sơn Hà còn có một giải pháp khác là đàm phán với nước ngoài mở L/C trả chậm cho hàng nhập khẩu và nhờ họ vay giúp ngoại tệ”.
Tại những thời điểm thuận lợi nhất, doanh nghiệp vay USD trong nước phải chịu lãi suất tới 7,5%/năm trong khi ở nước ngoài, lãi suất chỉ 4,5%/năm. Tận dụng cơ hội này, Công ty Sơn Hà đã nhờ các doanh nghiệp có mối thân quen với ngân hàng nước ngoài hoặc sử dụng các quan hệ bạn hàng từ Đài Loan, Hàn Quốc nhờ họ vay hộ ngoại tệ với lãi suất chỉ 4,5%/năm, thấp hơn vay trong nước 3%/năm với thời gian từ 5 - 6 tháng cho một vòng quay vốn.
Tuy nhiên, điều kiện đưa ra là phải có sự bảo lãnh của ngân hàng trong nước. Vấn đề ở chỗ, phải sử dụng đồng vốn thật hiệu quả, trả nợ đúng hạn và điều này lại liên quan đến bài toán “tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận”.
Về vấn đề này, Giám đốc Khối phân tích của IRS cho rằng: tất cả những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và có đối tác với nước ngoài đều có thể làm được điều này. Nếu vay L/C trả chậm không những doanh nghiệp vay được lợi vì chi phí vốn thấp hơn mà về phía ngân hàng cũng được lợi. Chẳng hạn, ngân hàng không cần xuất vốn mà chỉ cần bảo lãnh qua L/C.
Hơn nữa, trên trên bảng cân đối tài khoản của ngân hàng không thể hiện dư nợ cho vay đối với khoản bảo lãnh này mà chỉ thể hiện ở phần cân đối ngoại bảng và đương nhiên không bị Ngân hàng Nhà nước “hỏi thăm” về tăng dư nợ tín dụng quá 30%.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh tỷ giá tăng, lãi suất tăng thì doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro mà cụ thể là các sản phẩm phái sinh.
Ví dụ, cuối 2007, một doanh nghiệp vay vốn dài hạn ngân hàng với lãi suất 8%/năm, thời hạn vay 3 năm, nếu lãi vay thả nổi điều chỉnh theo tháng thì đến thời điểm này doanh nghiệp phải trả lãi vay đến 19 - 20%/năm.
Để tránh rủi ro lãi suất, giả sử doanh nghiệp ký một hợp đồng hoán đổi lãi suất với một định chế cung cấp sản phẩm “hoán đổi lãi suất” thì đương nhiên lãi suất khoản vay đó trong thời hạn hợp đồng không thể nào vọt lên 19 - 20%/năm mà chỉ ở mức 14 - 15%/năm. Nhờ đó, doanh nghiệp chủ động tính toán nguồn vốn mà không bị áp lực lãi suất leo thang từng ngày.
Ngoài ra, theo Tổng giám đốc Công ty Thép VG - Pipe, trong nhiều trường hợp, nếu giá thành sản xuất chỉ 1 đồng/sản phẩm nhưng khi đến người tiêu dùng giá tăng lên 2,5 đồng/sản phẩm thì doanh nghiệp đã để tổn phí trong lưu thông quá nhiều và phải kiểm soát vấn đề này, để người tiêu dùng được mua rẻ hơn và doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Không có một nước nào, nhất là các nước chậm phát triển, ngân sách quốc gia có thể đáp ứng đủ để phát triển hạ tầng theo kịp sự phát triển kinh tế. Mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân (PPP) đã ra đời và nhiều nước ứng dụng thành công trong hơn 20 năm qua. Việt Nam là một nước thiếu vốn trầm trọng cho phát triển hạ tầng thì việc áp dụng cơ chế này càng trở nên cần thiết.
Đánh giá về triển vọng phát triển của nền kinh tế VN thời gian tới, quan điểm chủ đạo của các DN (chiếm khoảng 42%) cho rằng kinh tế sẽ tiếp tục giữ ổn định.
Thủ tướng khẳng định, với 8 nhóm biện pháp được triển khai quyết liệt và đồng bộ tình hình kinh tế xã hội 8 tháng qua bước đầu có chuyển biến tích cực.
Đến VN 4 lần trong vòng 2 năm qua, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) James Adams đã đi thị sát nhiều dự án ODA tại VN. Trao đổi với báo chí về tình hình kinh tế VN, ông James Adams nói:
Tám tháng đầu năm 2008 mới cổ phần hóa được 43 DNNN trong khi chỉ tiêu kế hoạch đề ra là phải CPH xong các DN thành viên các TCTNN một thành viên. Xem ra mục tiêu CPH 1500 DN đến năm 2010 là điều không thể thực hiện được.
Hiện trên thị trường, giá nhiều loại hàng hóa nhập khẩu, nhất là xe máy tay ga, đồ điện máy, điện tử, linh kiện máy tính… giảm khá mạnh so với thời điểm trước.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.