Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh là giá giảm

Dịch vụ bưu chính vẫn giữ giá dù giá xăng dầu tăng từ cuối tháng 7

Trong khi tất cả các nhóm hàng thuộc rổ hàng hóa để tính chỉ số giá (CPI) của VN đều tăng giá 12 tháng qua thì duy nhất chỉ có nhóm bưu chính viễn thông giảm giá 11,23%.

Xét về mức độ tăng giá của các nhóm hàng tính CPI trong 12 tháng qua, thấp nhất là nhóm giáo dục - tăng 5,12%, cao nhất là nhóm lương thực – tăng 69,36%. Duy nhất nhóm bưu chính viễn thông giảm giá 11,23%.

Riêng CPI tháng 8/2008 so với tháng 7/2008, bưu chính viễn thông lại tiếp tục là nhóm giảm giá, bên cạnh mức giảm 1,1% của nhóm lương thực – do được mùa vụ lúa hè thu ở các tỉnh phía Nam mà nhu cầu xuất khẩu gạo thấp, lượng dự trữ trong nước dồi dào.

Cũng so sánh với tháng 7, trong tháng 8, nhóm có mức tăng thấp nhất 0,53% là thực phẩm và cao nhất 9,07% là nhóm phương tiện đi lại - ảnh hưởng trực tiếp bởi đợt tăng giá xăng dầu cuối tháng 7/2008.

Sở dĩ CPI của nhóm bưu chính viễn thông vẫn được duy trì hoặc có mức tăng giá thấp thời gian qua, về mặt khách quan, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trần Đức Lai cho rằng đó là do sự phát triển nhanh chóng, năng động về công nghệ, hệ thống trang thiết bị trong lĩnh vực viễn thông. Điều này khiến suất đầu tư giảm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm giá thành dịch vụ.

Về mặt chủ quan, đó là sự phát huy tác dụng của các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này đồng thời tạo cơ chế cạnh tranh rất lớn khiến các doanh nghiệp phải tính toán mức tối ưu hóa để đạt hiệu quả cao nhất.

Việc giá xăng dầu được điều chỉnh tăng cuối tháng 7/2008 vừa qua, theo ông Lai, đã tác động đến cước phí vận chuyển của dịch vụ bưu chính, nhưng thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin & Truyền thông, một mặt tiết kiệm, tính toán lại đầu tư, mặt khác, giữ nguyên giá dịch vụ, do đó, các doanh nghiệp đã không tăng giá dịp này.

Do cơ chế cạnh tranh gay gắt, từ năm 2005 đến nay, cước nhiều loại dịch vụ bưu chính viễn thông của nước ta đã ngang bằng với mức trung bình của khu vực và thế giới. Thậm chí cước điện thoại cố định nội hạt và cước tem thư bưu chính của VN đang ở dưới giá thành, hiện thấp nhất thế giới.

“Dù giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn nhưng ngành vẫn chủ trương theo sát lộ trình giảm giá cước, nhất là trong phần viễn thông di động. Đó cũng chính là áp lực khiến doanh nghiệp phải tính toán để nâng cao hiệu quả, năng suất lao động”, ông Lai nhấn mạnh.

(Theo VietNamNet)

  • Kinh tế Việt Nam: Bình ổn hay tăng trưởng?
  • Thị trường sẽ bật dậy vào lúc khó khăn nhất
  • “Cơ hội giảm giá xăng là rất khó!”
  • Giải pháp "móc ruột"?
  • Năm 2009, GDP Việt Nam là 6%
  • Bất ổn vĩ mô vẫn chưa dứt
  • Hợp tác Nhà nước - tư nhân: Thừa vốn, thiếu cơ chế
  • Lạc quan về triển vọng kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi