Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyên gia kinh tế nước ngoài chia sẻ kinh nghiệm với VN

Một trong những chủ đề chính được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 2 ngày 19/9 ở Hà Nội là chính sách tài chính-tiền tệ thắt chặt của Việt Nam để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

Phát biểu tại diễn đàn, Tổng giám đốc CitiGroup Don Hanna bày tỏ rằng các nỗ lực của Việt Nam nhằm xử lý hậu quả của việc đầu tư tăng cao, giá bất động sản giảm, lạm phát cao và cân đối kế toán yếu... sẽ thành công.

Ông Don Hanna, phụ trách về các nghiên cứu kinh tế toàn cầu của CitiGroup, cho rằng ngoài những thách thức kinh tế tế vĩ mô, Việt Nam đang phải đối phó với sự phức tạp của việc chuyển đổi sang một nền kinh tế lớn hơn, mở cửa hơn và thống nhất hơn. Chính phủ cần theo sát và đẩy mạnh việc cơ cấu sở hữu nhà nước, tập trung nguồn lực của mình vào các lĩnh vực như giáo dục, cơ sở hạ tầng, mạng lưới an sinh xã hội.

Ông Don Hanna nói thêm rằng Việt Nam cần tiếp tục tập trung cải thiện sự minh bạch, tạo sức bền cho thị trường và thúc đẩy sự tăng trưởng thị trường tài chính sát với các cải thiện về hạ tầng thị trường và năng lực hành pháp.

Tuy nhiên, ông Don Hanna còn cảnh báo rằng việc Việt Nam tăng đầu tư cơ bản vào năm ngoái đã góp phần làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai.

Để giải quyết việc này, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Noritaka Akamatsu cho rằng nền kinh tế Việt Nam cần đạt được hai yếu tố, đó là khuyến khích xuất khẩu hơn nữa và cần tiếp tục đầu tư vào cho hạ tầng.

Đại diện WB còn nói Việt Nam cũng cần tính đến việc cho ra đời quỹ lương hưu bởi đây là một trong những cơ chế để huy động tiết kiệm dài hạn.

“Một điều quan trọng nữa đó là năng lực thể chế, đặc biệt năng lực quản lý rủi ro của các tổ chức tài chính Việt Nam” ông Akamatsu nói, và khẳng định thêm mỗi tập đoàn tài chính Việt Nam cần có năng lực quản lý rủi ro riêng.

Tại diễn đàn, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào thị trường tài chính, tín dụng mà tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng, và các định chế tài chính để tránh rủi ro hệ thống và khủng hoảng tài chính.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định Chính phủ cũng sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bởi đây là yếu tố cơ bản và gốc rễ của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

(Theo Thông tấn xã Việt Nam)

  • Tín hiệu tích cực về CPI những tháng cuối năm
  • Hàng trăm hiệp định được ký tại diễn đàn Sochi
  • Chia sẻ kinh nghiệm để duy trì tăng trưởng
  • UNCTAD: Sẽ không xảy ra suy thoái kinh tế ở VN
  • ADB: VN cần hạ thấp hơn mục tiêu tăng trưởng
  • Cạnh tranh là giá giảm
  • Kinh tế Việt Nam: Bình ổn hay tăng trưởng?
  • Thị trường sẽ bật dậy vào lúc khó khăn nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi