Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khai thác thị trường nông thôn quan trọng hơn lúc nào hết

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (Khoá X) đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp - nông thôn - nông dân, với mục tiêu đến năm 2010 tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư xung quanh nội dung này.

Bộ trưởng có thể cho biết việc triển khai Nghị quyết 26 đã được thực hiện như thế nào?
Trước hết tôi muốn nói rằng, những người làm nông nghiệp, bà con nông dân và những người sống ở nông thôn rất vui mừng khi đón nhận Nghị quyết 26. Cụ thể hoá Nghị quyết này, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã đồng ý nâng chi ngân sách để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho khu vực nông nghiệp - nông thôn.

Triển khai Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động, trong đó giao từng bộ, ngành khẩn trương xây dựng một loạt chương trình quốc gia cũng như các đề án cùng với các cơ chế, chính sách để cụ thể hoá 5 nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết đã đề ra.

Là người đứng đầu ngành nông nghiệp - nông thôn, Bộ trưởng sẽ làm gì?
Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo là những nhiệm vụ được lãnh đạo Bộ NN&PTNT đặc biệt quan tâm và luôn dành thời gian đáng kể. Thực tế cho thấy, năm 2008, trước những khó khăn do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh và giá cả hàng hoá tăng cao, Chính phủ ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ nông dân, như hỗ trợ giá dầu cho ngư dân, dầu hoả thắp sáng cho nông dân vùng sâu vùng xa, chính sách tiêu thụ lúa gạo, hải sản…

Nếu không có sự kiểm tra đôn đốc sát sao thì việc triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn vướng mắc, làm giảm hiệu quả các chính sách của Chính phủ. Đây là bài học rất bổ ích khi triển khai Nghị quyết 26.

Có ý kiến cho rằng, đến bây giờ nhiều bộ, ngành mới thực sự vào cuộc quyết liệt để phát triển nông nghiệp - nông thôn?
Nói vậy không hoàn toàn chính xác. Trên thực tế từ trước đến nay, với người nông dân, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cụ thể và đã phát huy tác dụng, từ việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến việc miễn thuỷ lợi phí. Hiện tại Chính phủ đang chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát để bãi bỏ các khoản phí, lệ phí cũng như những khoản thu khác, nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho người dân.

Năm 2008, trước tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản gặp khó khăn, mặc dù thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục cho nông dân vay vốn sản xuất, cho doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu nông sản vay vốn để đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhưng người nông dân vẫn khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng, ngay cả tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội?
Trên thực tế, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân hàng chục ngàn tỷ đồng cho hộ nông dân nghèo vay vốn và hàng chục ngàn tỷ đồng khác để thực hiện chính sách tín dụng học sinh - sinh viên, trong đó đa phần là con em nông dân.

Còn Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng tập trung cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi cho các dự án ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng vẫn ưu tiên cung cấp tín dụng cho nông dân, nông nghiệp, bảo đảm nhu cầu vay vốn của nông dân, cũng như doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu gạo, cà phê, cá tra, cá basa…

Các doanh nghiệp Việt Nam dường như chưa quan tâm thoả đáng đến thị trường nông thôn?
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng, xuất khẩu gặp khó khăn thì việc khai thác thị trường nông thôn trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, có nhiều loại nông sản nước ta xuất khẩu 90-95% tổng sản lượng hàng năm như cao su, hồ tiêu, cà phê…, nên có muốn mở rộng sức tiêu thụ cũng chưa thể thực hiện ngay được, mà phải đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản cũng là một trong những biện pháp thúc đẩy thị trường nông thôn phát triển.

(Theo đầu tư)

  • Nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Quản lý thuê: Phối hợp chưa tốt - hiệu quả thấp
  • “Xuất khẩu” thợ hàn, bao nhiêu cũng hết!
  • Hội thảo "Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ phân phối ở Việt Nam giai đoạn 2008-2012"
  • Môi trường kinh doanh Việt Nam: Trung bình!
  • Khủng hoảng kinh tế: Bài học nhìn từ Thái Lan
  • Phổ biến thông tin công nghệ trong ngành chế biến thực phẩm an toàn và thủ công mỹ nghệ
  • Phát triển công nghiệp phụ trợ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đâu?
  • Khủng hoảng kinh tế: Bài học nhìn từ Thái Lan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi