Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khoa học dự báo

Dự báo đang trở thành vấn đề bức xúc được dư luận quan tâm. Dự báo đúng, lợi ích kinh tế xã hội mang lại vô cùng lớn. Dự báo sai, thiệt đơn - thiệt kép, tai họa sẽ khôn lường. Dự báo là tiên đoán những vấn đề về tự nhiên, xã hội sẽ xảy ra, sắp xảy ra. Dự báo mang tính khoa học, thực sự là một ngành khoa học, là sự tiên đoán, dự báo trên cơ sở xét đoán - theo quy luật những điều sẽ xảy ra.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhận trách nhiệm (và xin chịu xử lý kỷ luật) trước Quốc hội và cử tri, do dự báo sai vấn đề “an ninh lương thực”, nên đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ngưng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, gây thiệt hại lớn cho đất nước, trước hết là cho nông dân. Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cũng nhận một phần trách nhiệm về việc dự báo sai này. Người ta chưa tính toán được, việc dự báo sai, dẫn đến quyết định tạm ngừng xuất khẩu gạo (vào lúc giá gạo trên thị trường trên thế giới đang tăng cao từng ngày) đã gây thiệt hại bao nhiêu triệu đô la về vật chất, không kể thiệt hại về mặt chính trị - xã hội, nhưng chắc chắn những thiệt hại do dự báo sai đó là không nhỏ.

Về hiện tượng tự nhiên, hơn 1 tháng nay, người ta thống kê được, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương đã dự báo sai về mưa bão 5 lần. Trung tâm này dự báo khu vực Hà Nội mưa ít, mưa rải rác thì những trận mưa như trút nước ào ạt dội xuống, gây ngập úng nặng, đường phố Hà Nội biến thành những con sông chảy xiết, gây ách tắc giao thông, nhiều hoạt động đô thị tê liệt, 18 người thiệt mạng, thiệt hại khoảng 3000 tỷ đồng. Hà Nội chưa bao giờ mưa lũ như thế.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương dự báo bão cơn bão số 10 - cơn bão cuối mùa có cường độ mạnh đổ bộ vào Bà Rịa - Vũng Tàu và cả Nam bộ, thì bão lại ập vào Khánh Hòa - Ninh Thuận đến bất ngờ, gây mưa to, rất to ngập lụt trên diện rộng cả khu vực Trung Trung bộ, Nam Trung bộ, hàng trăm ghe tàu ven bờ bị đánh chìm, gây thiệt hại không nhỏ về vật chất và cả con người.

Dự báo - tiên đoán cả về hiện tượng tự nhiên và hiện tượng kinh tế - xã hội, quả là khó, rất khó; khó như vậy nên dự báo mới trở thành một ngành khoa học. Dự báo - tiên đoán báo lũ, sóng thần, động đất, núi lửa - nói chung là các hiện tượng thiên nhiên - đúng hay sai có 2 yêu tố chi phối: phương tiện kỹ thuật, năng lực chủ quan của con người. Dự báo - tiên đoán đúng, tuyệt đối đúng, dĩ nhiên là điều khó, cực khó. Nhưng dự đoán - tiên đoán một tháng sai 5 lần thì đó là điều không thể chấp nhận, bởi hậu quả - tai họa đem lại là khôn lường, phải đổi bằng của cải và tính mạng của nhân dân.

Việc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương dự báo sai - sai lớn, do thiết bị kỹ thuật (phục vụ dự báo) trang bị cho trung tâm này chưa hiện đại, thiếu đồng bộ? Hay do năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ những người được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó trọng trách dự báo khí tượng thủy văn? Đã đến lúc ngành khí tượng thủy văn cần mổ xẻ phân tích tìm đúng bệnh, trị hết bệnh “dự báo sai”. Các cơ quan có trách nhiệm và cao hơn là Chính phủ có giải pháp hỗ trợ để Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ, đem lại lợi ích thiết thân cho nhân dân, đất nước.

(Theo báo Bà Rịa Vũng Tàu )

  • Thách thức đa chiều lên kinh tế VN
  • "Kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt đẹp trở lại"
  • DCG: Kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt đẹp
  • 3 điểm chính của chính sách kinh tế 2009
  • Phát triển công nghiệp chế biến các mặt nông, lâm, thuỷ sản chủ lực
  • 5 bài học dẫn đến thành công
  • Thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế: Tích tụ nguồn lực
  • Không nhất thiết phải có quy định riêng về tập đoàn kinh tế nhà nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi