Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đà Lạt - Lâm Đồng: Thu hút đầu tư nước ngoài để trồng hoa

Ông Phạm S, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng. 

Cuối tuần qua, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đã diễn ra hội thảo nâng cao năng lực và phát triển hoa Đà Lạt – Lâm Đồng. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online có cuộc trao đổi ngắn với tiến sĩ Phạm S, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch hội nhà vườn tỉnh Lâm Đồng, về thực trạng và giải pháp phát triển ngành sản xuất hoa, một trong những thế mạnh của Lâm Đồng.

- TBKTSG Online: Thưa ông, được biết trong năm 2009, Lâm Đồng là tỉnh đứng đầu cả nước về phát triển nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 9,4%. Vậy, cây hoa – một trong những cây trồng thế mạnh đã đóng góp như thế nào vào thành quả chung này?

Ông Phạm S: Trong năm 2009, tổng thu ngân sách của tỉnh ước đạt 2.600 tỉ đồng. Trong đó, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 49,7% GDP và giá trị nông sản xuất khẩu đạt trên 230 triệu đô la Mỹ, chiếm 84% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.

Năm 2009, diện tích trồng hoa của Lâm Đồng đạt 3.500 héc ta với sản lượng đạt 1,1 tỉ cành. Sản lượng hoa xuất khẩu đạt khoảng 110 triệu cành, tăng gần 30% so với năm 2008, đem về 13 triệu đô la Mỹ. Đây là năm có sản lượng xuất khẩu hoa nhiều nhất từ trước đến nay.

- Tính ra, sản lượng hoa xuất khẩu chiếm 10% tổng sản lượng hoa sản xuất. Ông đánh giá như thế nào về con số này?

Có thể nói, thị trường xuất khẩu còn khiêm tốn dù rất cố gắng, mới chiếm 10% so với tiềm năng của ngành. Sản phẩm hoa xuất khẩu chủ yếu là hoa hồng, cúc, hồng môn, cẩm chướng, bất tử, salem, ngàn sao, ly… vào các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Hà Lan, Australia… Thị trường xuất khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và số ít công ty trong nước khai thác như Đà Lạt Hasfarm, Bonnie Farm, Việt Nam Thành Công, Hoa Lan Lâm Thăng, Rừng hoa Đà Lạt…

- Theo ông, ngoài vấn đề trên, ngành hoa Đà Lạt – Lâm Đồng còn đang gặp phải những khó khăn nào?

Đó là diện tích sản xuất nhỏ lẻ, chủng loại hoa có nhiều nhưng khi thị trường cần một sản lượng lớn thì sản xuất không đáp ứng nổi, mất cơ hội với đối tác. Bên cạnh đó, việc đầu tư công nghệ cao còn hạn chế do bà con nông dân chưa có điều kiện tiếp cận.

- Vậy ngành hoa Đà Lạt – Lâm Đồng đã có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn trên?

Thứ nhất, cần tiến hành rà soát quy hoạch tổng thể và triển khai những quy hoạch chi tiết về hoa, đặc biệt là những quy hoạch vùng sản xuất hoa theo hướng công nghệ cao đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Thứ hai là ứng dụng khoa học kỹ thuật để tạo nên những giống hoa mới, tạo nên những giống hoa mang đặc thù riêng của Đà Lạt – Lâm Đồng, tạo sản phẩm độc quyền của địa phương để tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Giải pháp tiếp theo là tăng cường tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế, hình thành các liên minh sản xuất hoa. Có thể cử các đoàn công tác đến tham quan, nghiên cứu tại các nước trồng, xuất khẩu hoa nổi tiếng trên thế giới và khu vực để tăng cường hợp tác, học hỏi kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường.

Bên cạnh đó, theo tôi, quan trọng không kém là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để bà con nông dân có điều kiện tiếp cận công nghệ mới và hợp tác trong việc xuất khẩu sản phẩm. Hiện nay, Lâm Đồng là địa phương thu hút vốn FDI trồng hoa nhiều nhất cả nước với 16 doanh nghiệp. Đây là những đơn vị đang áp dụng các công nghệ sản xuất, thu hoạch và bảo quản tiên tiến.

- Xin cảm ơn ông!  

(Theo Minh Tâm // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Tiếp tục tạo môi trường cạnh tranh
  • Xúc tiến thương mại thị trường nội địa: Điểm nhấn 2010
  • "Có thể xem xét phát hành trái phiếu chính phủ bằng vàng"
  • Việt Nam: Điểm đầu tư hấp dẫn nhất
  • Coi chừng “sập bẫy” thu nhập trung bình
  • Thị trường Tết : Khó tăng giá đột biến
  • Phát triển chợ nông thôn miền núi: Thông chính sách - vướng thực tế
  • Ba năm VN gia nhập WTO: Nông sản có mất chỗ trên sân nhà?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi