Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lao động sang Nhật - Ba năm để dành được 36.000 USD

Sáng 4.2, hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan) đã ký với bộ Lao động – thương binh và xã hội Việt Nam bản thoả thuận hợp tác đưa lao động nước ta sang Nhật theo chương trình tu nghiệp sinh. Ông Kyoei Yanagisawa, chủ tịch IMM Japan cho biết:

Ông Kyoei Yanagisawa, chủ tịch IMM Japan

Điểm mới của chương trình đưa lao động sang Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp sinh sau bản thoả thuận này là người lao động chỉ mất một tháng học việc (tu nghiệp) thay vì hai tháng theo quy định chung của Nhật hoặc một năm như trước đây. Trợ cấp tu nghiệp người lao động được nhận trong một tháng đó là 80.000 yên (khoảng 800 USD). Sau thời gian này, người lao động được hưởng các chế độ, quyền lợi theo luật Tiêu chuẩn lao động của Nhật như lao động người Nhật. Điều đặc biệt là ngoài khoản lương được nhận, sau khi hoàn thành thời gian ba năm làm việc, người lao động về nước sẽ được IMM hỗ trợ 600.000 yên (tương đương với hơn 6.000 USD) để người lao động tự tạo việc làm cho mình tại Việt Nam. Như vậy, sau ba năm làm việc tại Nhật, nếu người lao động không tiêu xài xa xỉ, mỗi năm có thể tiết kiệm được 1 triệu yên, tương đương với hơn 10.000 USD, ba năm có thể được tới 36.000 USD.

Tới nay đã có bao nhiêu lao động Việt Nam sang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc IMM, thưa ông?

Chúng tôi đã có hơn bốn năm hợp tác với bộ Lao động Việt Nam thực hiện chương trình này. Trong thời gian đó đã có hơn 700 người lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc tại các doanh nghiệp thuộc IMM. Sắp tới, tôi hy vọng số lao động sẽ sang nhiều hơn vì người lao động được phía cơ quan tiếp nhận Nhật Bản đài thọ toàn bộ chi phí. Người lao động chỉ phải mất chi phí đào tạo bốn tháng tại Việt Nam và chi phí khám sức khoẻ, làm visa, hộ chiếu.

Ông có thể đưa ra con số dự kiến IMM sẽ tiếp nhận khoảng bao nhiêu lao động Việt Nam?

Tôi nghĩ là số lượng tiếp nhận sẽ tăng nhanh so với bốn năm trước đây. Chúng tôi đang tiến tới tiếp nhận khoảng 1.000 lao động trong hai năm. Với khoản tiền hỗ trợ người lao động sau khi về nước, chúng tôi hy vọng những lao động này sẽ học được các kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý tại Nhật Bản, những người lao động đó sẽ tạo dựng được cho mình một sự nghiệp sau khi về nước.

Thực tế cho thấy visa cấp cho lao động Việt Nam sang Nhật không dễ. Sau bản thoả thuận này liệu việc cấp visa cho lao động Việt Nam có được cải thiện không?

Việc tiếp nhận lao động sang Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp sinh có thể khó khăn với các hiệp hội khác hoặc các tổ chức tiếp nhận lao động khác tại Nhật Bản trong quá trình hoàn thành các thủ tục xin cấp visa cho người lao động. Tuy nhiên trong quá trình bốn năm hợp tác với bộ Lao động Việt Nam, chúng tôi chưa gặp khó khăn về vấn đề visa cho người lao động qua cơ quan xuất nhập cảnh Nhật Bản.

(Theo Tây Giang // SGTT Online)

Chương trình đưa lao động sang Nhật Bản làm việc tại các doanh nghiệp thuộc IMM do trung tâm Hợp tác lao động ngoài nước (OWC) thuộc bộ Lao động – thương binh và xã hội thực hiện. Ông Phan Văn Minh, giám đốc OWC cho biết dự kiến chi phí trước khi đi của người lao động khoảng 1,4 triệu đồng/người (tiền phí làm hộ chiếu, visa, khám sức khoẻ) và tiền ăn ở (tuỳ chi tiêu của từng lao động trong bốn tháng đào tạo trước khi đi). Riêng lao động tại các huyện nghèo được hỗ trợ hoàn toàn chi phí này.

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Mỗi doanh nghiệp đều phải là những con Hổ
  • Đầu tư công nghệ thúc đẩy phát triển ngành gốm sứ
  • Hạn chế xuất khẩu cà phê theo phương thức giao xa
  • 5 bài học quý báu từ kinh tế Việt Nam 2009
  • TS.Vũ Viết Ngoạn: 'Rất ít khả năng suy thoái kép'
  • Cho nước ngoài thuê đất rừng là rất nguy hiểm
  • Tầm nhìn từ trên cao
  • Hai nhiệm vụ cốt lõi trong năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi