Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN: Khó mua, khó bán!

tinkinhte.comCty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN, thành lập từ năm 2003 với mục tiêu góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính DN, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi DN nhà nước. Tuy nhiên, trao đổi với Báo DĐDN, ông Phạm Thanh Quang - TGĐ Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC) cho rằng do chưa có quy định cụ thể về cơ chế hoạt động nên hiện tại việc mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN đang bị kẹt trong thế khó mua khó bán.

- Được biết Bộ Tài chính vừa có Văn bản số 18487 BTC-TCDN  trình Phó Thủ tướng Thường trực về cơ chế hoạt động đối với Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng DN. Theo ông nếu được chấp thuận nó sẽ tác động như thế nào đến hoạt động mua bán nợ trong thời gian tới ?

Thực ra những vấn đề khó khăn vướng mắc đối với hoạt động mua bán nợ và tài sản DN đã được chúng tôi có ý kiến từ cách đây hơn hai năm. Vì chưa được giải quyết và chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động này nên trong giai đoạn vừa qua chúng tôi cũng chỉ dám làm cầm chừng. Nếu làm mạnh thì sợ bị “thổi còi”. Chính vì vậy, trước mắt chúng tôi chủ yếu tập trung vào giải quyết thu hồi các khoản nợ đã mua.

- Theo ông đâu là vướng mắc, cản trở lớn nhất hiện nay ?

Khó khăn lớn nhất hiện nay chính là việc xác định giá trị DN. Hiện chúng tôi còn hơn 20 DN chưa xác định được giá trị DN vì vướng đất . Khi xác định giá trị DN để thực hiện chuyển đổi sở hữu DN nhà nước thì phần lớn đối với các DN khách nợ tại các thành phố lớn, giá trị đất đai thường chiếm tỷ trọng cao. Nếu tính giá đất theo thị trường thì không thể làm được. Khi không xác định được giá trị thì rất khó để xây dựng phương án chuyển đổi.

Thứ hai, do chưa có hướng dẫn cụ thể về xoá nợ như thế nào đối với các khoản nợ tiếp nhận không còn khả năng thu hồi. Muốn tái cấu trúc DN thì phải xử lý tồn tại cũ làm lành mạnh hoá tài chính nhưng hiện nay để làm được điều này phải xin ý kiến của Bộ Tài chính, Cty mua bán nợ không tự quyết được dẫn đến việc kéo dài thời gian.
 

Thứ ba là cho vay bảo lãnh. Quy định hiện hành không cho phép Cty mua bán nợ cho vay bảo lãnh. Trong khi đó phần lớn các nhà máy, DN mà chúng tôi mua hoặc định mua đều trong tình trạng hấp hối hoặc đã mất khả năng hoạt động. Nếu không rót tiền và xắp xếp lại thì nhà máy không thể hoạt động và cũng không thể tái cấu trúc bởi họ không thể đi vay ngân hàng được nữa thì mới tìm đến chúng tôi.

Thứ tư là quy trình hướng dẫn thủ tục thoả thuận hiện rất chung chung nên thường kéo dài. Bộ Tài chưa hướng dẫn cụ thể tránh tình trạng mỗi nơi hiểu một kiểu. Ví dụ khi chúng tôi mua nhà máy đường Sơn La, theo trình tự thì chúng tôi phải làm thủ tục mất 2 năm mới giải quyết song. Nhằm duy trì nhà máy vận hành và tạo điều kiện cho người lao động, một mặt chúng tôi thỏa thuận với đối tác là sẽ mua nhà máy và triển khai cơ cấu lại hoạt động, một mặt tiếp tục tiến hành các thủ tục cần thiết. Tuy nhiên khi gần tiến hành thủ tục xong thì cũng là lúc nhà máy bắt đầu vận hành có hiệu quả. Lúc đó lại có ý kiến nhà máy đang hoạt động có hiệu quả rồi thì cần gì phải bán. Đấy là cái khó...

Chính vì những vướng mắc trên mà chúng tôi bị kẹt trong thế khó mua, khó bán.

- Vậy trên thực tế hoạt động của DATC thời gian vừa qua như thế nào, thưa ông ?

Năm 2009, Cty chỉ thực hiện mua nợ 193 tỷ đồng, vì chưa có cơ chế nên nếu triển khai mua nhiều mà không thu hồi được vốn thì sẽ bị khiển trách. Tổng nợ từ trước đến nay là 2.100 tỷ đồng, trong đó tính đến hết năm 2009 DATC đã thu hồi được 1.662 tỷ đồng. Riêng trong năm 2009 thu được 507 tỷ đồng. Có thể nói tỷ lệ thu hồi nợ lên tới 79% là khá cao. Dự kiến trong năm 2010 chúng tôi sẽ thu nốt số nợ còn lại. Hiện nay chúng tôi cũng rất khó trong việc quyết định mua tiếp hay không bởi nêu tính toán không kỹ thì sẽ bị cơ quan chủ quản phê bình.

- Theo ông đâu là giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng DN ?

Ngoài đề xuất của Bộ Tài chính với Chính phủ về cơ chế hoạt động đối với Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng DN nhằm tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại, theo tôi để phát huy hiệu quả nên cho thí điểm thành lập mô hình Cty cổ phần để tăng tính năng động và hiệu quả.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Phan Nam // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Mách nước cho doanh nghiệp
  • Đà Nẵng đứng đầu PCI năm thứ 2 liên tiếp : “Chúng tôi đặt mình vào vị thế DN”
  • Cổ phần hóa: Chậm do khách quan?
  • Giải quyết tranh chấp thương mại: Trọng tài là công cụ hữu hiệu
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính: Không thể tăng giá đơn giản “một lèo”
  • Nâng cao chỉ số PCI: Chú trọng “dân kiểm tra”
  • Chất lượng tạo thương hiệu
  • Chính sách tỷ giá : Đồng bộ với thông tin dự báo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi