Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Năng suất-chất lượng" yếu là do quản lý kém

Ông Lê Hoài Quốc phát biểu tại hội nghị chất lượng TPHCM lần 8. - tinkinhte.com
Ông Lê Hoài Quốc phát biểu tại hội nghị chất lượng TPHCM lần 8. Ảnh: Phi Tuấn

Tăng năng suất nhưng đồng thời vẫn bảo đảm chất lượng là bài toán khó đối với doanh nghiệp trong mục tiêu khẳng định thương hiệu và góp phần tạo ra lợi nhuận. TBKTSG Online đã trao đổi thêm với PGS.TS Lê Hoài Quốc, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TPHCM, xung quanh vấn đề này.

TBKTSG Online: Thưa ông, kết quả đợt khảo sát của sở vừa rồi cho thấy chỉ có 1% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, vậy bài toán năng suất và chất lượng ở đây giải như thế nào?

Ông Lê Hoài Quốc: Theo tôi đây là vấn đề về nhận thức của doanh nghiệp đối với quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình. Theo kết quả điều tra vừa rồi, chúng tôi nhận thấy vấn đề không phải nằm ở máy móc thiết bị mà chúng ta đang yếu kém ở nguồn lực và vấn đề quản lý.

Do đó câu chuyện muôn thuở mà chúng ta nhắc mãi đó là đào tạo, đào tạo và đào tạo, đặc biệt là tiếp nhận và “tiêu hóa” được những công cụ quản lý hiện đại.

Bài toán đặt ra là làm thế nào các doanh nghiệp nhận thức được những yếu kém, và có thể được giải bằng cách cần phải tuyên truyền giới thiệu những mô hình áp dụng thành công để thuyết phục các doanh nghiệp về những lợi ích của công nghệ.

Thế nhưng, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thoát thai từ các doanh nghiệp gia đình, cá thể, thành ra kiến thức, kinh nghiệm và nhận thức những giá trị tác động của quản lý đem lại đối với những doanh nghiệp này là chưa nhiều. Vì thế, theo tôi cần phải phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu những điển hình thành công mang tính thuyết phục cao hơn, thông qua các giải thưởng nổi tiếng.

Ông đánh giá như thế nào về tính cạnh tranh của các doanh nghiệp TPHCM?

TPHCM là nơi tập trung rất nhiều doanh nghiệp có tính năng động rất cao, tiếp cận rất nhanh đến những vấn đề mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cũng như cả về những công cụ quản lý. Nhưng tiếp cận nhanh không đồng nghĩa với việc áp dụng thành công. Tôi nghĩ các doanh nghiệp muốn thành công thì phải đi từ chỗ con người, phải đào tạo đội ngũ, nhận thức của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp phải được cấp dưới lĩnh hội và chia sẻ, và họ phải có kế hoạch đào tạo, nghĩa là mình biết cái đó hay, nhưng làm được hay không lại là chuyện khác, phụ thuộc vào những điều kiện ắt có và đủ.

Vấn đề cuối cùng nằm ở thị trường, hãy để thị trường tham gia tiếng nói, thị trường sẽ quyết định chỗ đứng của các các doanh nghiệp. Chính điều này sẽ vừa là động lực, vừa là áp lực của các doanh nghiệp thành phố trong vấn đề tăng năng suất và chất lượng.

Xin ông cho biết những giải pháp sắp tới của sở trong vấn đề tăng năng suất và chất lượng?  

Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu thập niên chất lượng lần thứ 2 (2006 - 2015), tập trung các nguồn lực và các giải pháp đồng bộ, toàn diện để tạo lập uy tín chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp, góp phần tăng cường xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu những điển hình về các công cụ quản lý nhà nước có hiệu quả để trao đổi, nhân rộng ra cho cộng đồng doanh nghiệp ở thành phố cũng như cả nước, và theo đuổi năng suất nhưng không quên chất lượng.

Trong thời gian tới, chúng tôi hướng tới thực hiện chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” với 2 mục tiêu. Thứ nhất, xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thứ hai, chúng tôi hướng tới tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất chất lượng của các sản phẩm hàng hóa chủ lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Phi Tuấn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • 600 triệu USD có vực dậy nổi ngành công nghiệp vi sinh vật học?
  • Cấm sử dụng chung cư làm văn phòng: "Không sai luật"
  • Xuất Khẩu năm 2010: Mục tiêu tăng trưởng 6%
  • Chuyện lương, thưởng lãnh đạo các Tập đoàn TCty Nhà nước : “Ba giải pháp điều chỉnh”
  • Nhận thêm ghế nóng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang: Tôi sẽ làm được
  • Làm gì để nâng cao vai trò người đại diện vốn nhà nước?
  • Cần nhất là ổn định kinh tế vĩ mô
  • "Doanh nghiệp góp phần đưa tên VN ra quốc tế"
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi