Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Hoàng Thọ Xuân: Hàng Việt phải tốt lên với giá cả cạnh tranh

Hàng Việt muốn chiếm lĩnh tình cảm của người tiêu dùng phải tốt lên và chất lượng hơn
Sau một thời gian phát động phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”, thực tế đã đặt ra những khó khăn cho doanh nghiệp (DN) khi quay về khai thác thị trường nội địa. Làm thế nào để hàng Việt tạo được niềm tin và người Việt thực sự yêu thích hàng Việt, dùng hàng Việt.

Phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước xung quanh vấn đề này.

- Mới đây Bộ Chính trị đã phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Theo đánh giá của riêng ông, chúng ta đã làm được những gì và còn phải làm những gì để cuộc vận động này thành công?

- Về cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam của Bộ Chính trị, tôi cho là việc làm hết sức có tác dụng và tôi cũng nghĩ rằng đây sẽ là một cuộc vận động có ý nghĩa chiến lược. Trước khi có cuộc vận động này cũng đã có rất nhiều những hoạt động của các địa phương, DN và của các ngành, theo hướng đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong nước, tổ chức những tuần khuyến mãi, những tuần hàng Việt...

Những vấn đề mà tôi nghĩ cần phải làm trong cuộc vận động này là phải được cụ thể hóa thành những chương trình cụ thể tác động đến 3 đối tượng, gồm: một là các nhà sản xuất và các nhà phân phối, hai là tác động vào hàng hóa và ba là tác động đến người tiêu dùng. Nếu tiến hành đồng loạt, đồng bộ “ba mũi tiến công” như vậy thì cuộc vận động này chắc chắn sẽ đem lại những hiệu quả có ý nghĩa quyết định, làm cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như một thị trường nội địa ngày càng vận động theo chiều hướng tích cực.

Về hàng hóa, để tạo dấu ấn, niềm tin, niềm tự hào của người Việt thì hàng Việt phải ngày càng tốt lên cả về chất lượng, mẫu mã và đặc biệt là về giá cả. DN phải sản xuất hàng hóa tốt, nhà phân phối phải có những dịch vụ tốt để đưa hàng tốt về với người tiêu dùng. Người tiêu dùng thì cần được động viên, tuyên truyền, khuyến khích họ tiêu dùng hàng Việt. Nhưng cái quan trọng hơn là cần định hướng và nâng cao ý thức đối với hàng Việt.

- Như ông vừa nói, để cuộc vận động thực sự có hiệu quả cần có các chương trình cụ thể tác động đến 3 đối tượng, vậy theo ông trong thời gian qua, các chương trình của chúng ta đã tác động được đến đối tượng cụ thể nào?

- Tôi thấy chương trình này mới chủ yếu tác động đến đối tượng là DN. Những năm gần đây, đặc biệt là cuối năm 2008 và những tháng đầu của năm 2009, rất nhiều DN, đặc biệt là DN ở khu vực phía Nam như TP.HCM đã có rất nhiều chương trình cụ thể, rất nhiều những hoạt động cụ thể để nâng cao chất lượng phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người tiêu dùng để mà đưa hàng hóa đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, tác động đối với người tiêu dùng vẫn chưa rõ lắm, mới ở góc độ là tuyên truyền, khuyến khích động viên. Còn với sản xuất thì cũng phải thừa nhận một điều là ngay một lúc chưa thể có những hàng hóa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, mà nó cần cả một quá trình.

- Từ trước đến nay các DN Việt Nam lo đẩy mạnh về thị trường xuất khẩu, khi trở về với thị trường nội địa, những khó khăn mà các DN này gặp phải là gì, thưa ông?

- Vô vàn khó khăn. Khó khăn lớn nhất là các DN chưa nắm bắt được một cách cụ thể trạng thái cũng như cái xu hướng vận động của nhu cầu tiêu dùng trong xã hội đối với những hàng hóa, bởi vì chủ yếu tập trung cho xuất khẩu. Về lâu dài, hướng đi là phải vượt khỏi cái giới hạn của thị trường nội địa.

Khi DN trở lại thị trường trong nước, đương nhiên sẽ ngỡ ngàng vì không phải tất cả hàng làm xuất khẩu có thể về bán tại thị trường trong nước. Cho nên DN phải nghiên cứu, điều tra, xác định lại xem thị trường trong nước, nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa của mình là như thế nào. Khi nắm được thị trường rồi thì phải bám và suy nghĩ phục vụ cái nhu cầu đó như thế nào. Có hàng tốt, nhưng DN không có dịch vụ tốt và không có mạng lưới phân phối thì hàng hóa cũng không thể đến với người tiêu dùng được.

- Nhưng hiện nay tại thị trường nội địa, các DN Việt Nam vẫn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại nhập giá rẻ, phía quản lý Nhà nước đã có biện pháp gì để hỗ trợ DN?

- Cạnh tranh là tất yếu. Tới đây sự cạnh tranh còn khốc liệt hơn. Trước khó khăn đó, cách làm như thế nào ngoài cái sự tự thân của DN? Để khắc phục, vươn lên, chiến thắng trong cạnh tranh tôi nghĩ, có mấy điểm cần phải làm từ phía Nhà nước. Một là duy trì và kiểm soát một môi trường cạnh tranh lành mạnh, theo quy luật cạnh tranh và những văn bản những quy định khác của Nhà nước. Trên thị trường nội địa, trách nhiệm của Nhà nước là tạo ra một môi trường cạnh tranh và duy trì môi trường đó một cách công bằng, lành mạnh và trong sáng.

Thứ hai, Nhà nước cần tạo điều kiện để các DN phát triển được năng lực của mình như các chính sách về đất đai, những ưu đãi phát triển mạng lưới về các vùng sâu vùng xa, về nông thôn, miền núi, hải đảo...

- Xin cám ơn ông!


(Theo THÀNH SƠN (thực hiện)/BDO)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Giáo sư Võ Tòng Xuân: Đừng để thiệt hại cho nông dân
  • Ông Lê Văn Thanh - Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản: Tu nghiệp tại Nhật, lương 1.800 USD/tháng
  • Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải: Gói kích cầu thứ 2 sẽ tạo đà cho phát triển bền vững
  • Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Bài toán nào cho kinh tế Việt Nam
  • TS.Trần Du Lịch: Muốn vượt lên, doanh nghiệp phải có lực
  • “Doanh nghiệp giữ vai trò quyết định trong tái cơ cấu kinh tế”
  • Thứ trưởng bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh: Các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá
  • Thời gian làm giấy chủ quyền nhà đất sẽ giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi