Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu gạo năm 2010: Bài toán khó lường

Ông Phạm Văn Bảy-Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - tinkinhte.com
Ông Phạm Văn Bảy-Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam-Ảnh: Hồng Văn

Hàng loạt hợp đồng trúng thầu xuất khẩu gạo sang Philippines dồn dập cuối năm ngoái cùng với những thông tin tốt lành từ các dự đoán thị trường gạo thế giới đã góp phần nâng đỡ giá lúa trong nước tăng mạnh từ tháng 10-2009. Nhưng hiện nay, khi nông dân đang thu hoạch lúa đông xuân sớm, giá lúa bắt đầu hạ.

Trước diễn biến phức tạp của thị trường lúa gạo trong nước và thế giới, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi cùng ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Ông Bảy nhấn mạnh thị trường xuất khẩu gạo năm nay là bài toán rất khó lường với các nhà xuất khẩu gạo.

-TBKTSG Online: Thưa ông, thông tin xuất khẩu gạo đưa ra cuối năm ngoái dự đoán năm nay có nhiều lạc quan, nhưng mới đầu vụ thu hoạch lúa đông xuân mà giá lúa có chiều hướng giảm. Phải chăng khâu xuất khẩu có vấn đề?

Ông Phạm Văn Bảy: Phải nói rằng hiếm có năm nào tồn kho năm ngoái chuyển sang nhiều như năm nay, hơn 1 triệu tấn gạo. Vụ lúa đông xuân chúng ta có chừng 3 triệu tấn gạo hàng hóa, lúa hè thu 2 triệu tấn, lúa mùa (vụ 3) 0,5 triệu tấn và chừng 1 triệu tấn gạo từ Campuchia đổ sang. Như vậy cả năm nay chúng ta ước chừng có 7,5 triệu tấn gạo hàng hóa có nhu cầu xuất khẩu.

Tính riêng gạo tồn kho năm ngoái chuyển sang và 3 triệu tấn gạo đông xuân thì 6 tháng đầu năm nay, ta có 4 triệu tấn gạo hàng hóa, chưa kể gạo Campuchia nhập sang. Thế nhưng, tới ngày 31-1-2010 thì doanh nghiệp mới ký hợp đồng được 2,371 triệu tấn gạo, so với cùng kỳ năm trước giảm 18%. Tháng 1 ta giao gạo cho khách hàng nước ngoài không bao nhiêu, như vậy tháng 2 này phải giao tiếp 1 triệu tấn và VFA chúng tôi dự kiến cố gắng lắm thì năm nay ta cũng xuất được 6 triệu tấn gạo, tương đương năm ngoái.  

-Các hợp đồng tập trung bán cho Philippines, Cuba hay Iraq là thế mạnh của VFA, ông có thể phân tích tình hình bán gạo vào các thị trường tập trung?  

Tôi nói xuất gạo năm nay khó lường chính là ở chỗ này. Philippines thì đã ký mua của ta hơn 1,6 triệu tấn và họ có thể mua nữa nhưng cũng có thể không. Indonesia có thể mua gạo của ta nhưng nếu mua thì cũng cuối quí 2. Cuba thì gần như năm nào cũng mua và năm nay họ mua 400.000 tấn do Tổng công ty Lương thực miền Bắc bán (theo quy định của Chính phủ, Bộ Công Thương) nhưng trả chậm tới một năm rưỡi, 200.000 tấn thì được Bộ Tài chính bù lãi suất trả chậm, 200.000 tấn thì doanh nghiệp phải chịu.  

Iraq công bố đấu thầu mua 120.000 tấn và ta có liên doanh gạo ở ĐBSCL với Iraq.  

Tuy nhiên, theo tôi biết thì tới ngày 1-1-2010, Ấn Độ còn tồn kho 24,3 triệu tấn (mức tồn an toàn của Ấn Độ là 27 triệu tấn), do vậy, nếu họ có mua gạo thì là mua để tăng lượng tồn kho, mua để quân bình giá chứ không phải vì họ thiếu gạo. Indonesia cũng tồn kho 1,2 triệu tấn nên họ đủng đỉnh không vội mua.  

Như vậy nếu Ấn Độ và Indonesia mua gạo thì xuất khẩu gạo của chúng ta sáng sủa. Nhưng dù nếu họ có mua thì không phải ngay trong đầu năm nay mà giữa cuối năm, họ chờ cho giá gạo thế giới xuống thấp mới mua cho có lợi. Nói chung đầu ra gạo năm nay phập phòng.  

-Nhưng còn thị trường Châu Phi mà mấy năm qua Việt Nam đang đẩy mạnh bán gạo vào thị trường này?  

Việt Nam đang có lợi thế bán gạo vào châu Phi nhờ gạo 5% tấm so với hai đối thủ của ta là Pakistan và Myanmar. Gạo cấp thấp ta không có lợi thế bằng hai đối thủ này vì họ có lợi hơn ta về chi phí vận chuyển.

Châu Phi hiện chiếm hơn 30% thị phần xuất khẩu gạo của ta và chắc chắn năm nay họ sẽ mua tiếp.

-Như vậy có vẻ năm nay nông dân trồng lúa sẽ gặp khó?

Giá thành sản xuất lúa vụ đông xuân 2.500 đồng/kg, chúng tôi tính toán giá mua lúa khô 4.000 đồng/kg là phù hợp và nông dân có lãi cao hơn mức lãi Chính phủ quy định cho giá sàn (Giá sàn mà doanh nghiệp mua lúa của nông dân phải đảm bảo có lợi nhuận tối thiểu 30%).

Còn giá sàn định hướng xuất khẩu gạo chúng tôi đưa ra đối với gạo 5% tấm hiện là 470 đô la Mỹ/tấn. Trong tháng 1, một số doanh nghiệp ký bán gạo 5% tấm với giá 430 - 450 đô la Mỹ/tấn. Với giá này mà so với giá lúa trong nước hiện nay thì doanh nghiệp bị lỗ.  

Cái mà chúng tôi lo hiện nay không phải là giá lúa gạo vụ đông xuân mà là vụ hè thu vào giữa cuối năm. Vụ đông xuân bây giờ nếu giá lúa trong nước có xuống thấp thì doanh nghiệp chúng tôi cùng nhau mua tạm trữ là yên tâm. Còn vụ lúa hè thu mới đáng ngại, lúa đó thường xuất khẩu khó khăn, lúa phẩm cấp thấp nhiều, phơi sấy cũng kém hơn đông xuân.  

Hiện Thủ tướng đã ký quyết định cơ chế điều hành xuất khẩu gạo năm 2010, trong đó có nội dung trang bị thông tin cho nông dân, công bố giá sàn mua lúa và ngân hàng cho vay vốn mua lúa gạo tối thiểu 15% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

VFA đã có phương án mua lúa tạm trữ khi giá lúa xuống thấp, trước mắt làm điểm ở một số công ty kinh doanh gạo có kho tàng, quan hệ tốt với thương lái, hàng xáo, nhà máy xay xát. Đó là xây dựng các đại lý, hàng xáo thành các vệ tinh của doanh nghiệp, hình thành các tổ hợp, câu lạc bộ (như các tổ hợp, câu lạc bộ nuôi cá tra cho các nhà máy chế biến thủy sản) và yêu cầu họ mua lúa khô của nông dân đúng giá sàn 4.000 đồng/kg (trường hợp giá lúa xuống thấp), sau đó bán cho doanh nghiệp và được doanh nghiệp trả 4.000 đồng/kg và cộng thêm một mức phần trăm nhất định.

Afiex ở An Giang do tôi làm tổng giám đốc sẽ thực hiện thí điểm điều này, tránh tình trạng nông dân than rằng doanh nghiệp thì mua theo giá sàn nhưng thương lái mua lúa trực tiếp của nông dân thì mua dưới giá sàn.  

-Xin cám ơn ông!

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá:“Cả tư duy và mô hình tăng trưởng đã không còn phù hợp”
  • Doanh nghiệp Việt Nam: Chủ động để lớn mạnh
  • Bộ trưởng Võ Hồng Phúc và “kỷ niệm” thú vị với lạm phát
  • Campuchia - Thị trường nhiều tiềm năng
  • Việt Nam thành nước có thu nhập trung bình: Cách nào không rơi vào “bẫy”
  • PGS – TS Trần Hoàng Ngân: Linh hoạt cơ chế lãi suất
  • Hỏi chuyện “Bộ trưởng của những con đường đau khổ”
  • Cựu PTT Vũ Khoan: Việt Nam phải là một không gian kinh tế thống nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi