Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ASEAN BAC : Tận dụng các cơ hội đang đến

tinkinhte.comKể từ tháng 1/2010, TS Đoàn Duy Khương – Phó Chủ tịch VCCI chính thức trở thành Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC). Sự kiện này diễn ra đồng thời với việc VN chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịcH ASEAN. Nhân dịp này, DĐDN đã có cuộc PV TS Đoàn Duy Khương về những hoạt động của ASEAN BAC trong năm 2010.

Nói về các hoạt động của năm Chủ tịch ASEAN BAC 2010, TS Đoàn Duy Khương cho biết : Trong nhiệm kỳ Chủ tịch, ASEAN BAC VN dưới sự chủ trì của VCCI sẽ tổ chức nhiều hoạt động lớn trong đó có Hội nghị Thượng đỉnh về Thương mại và Đầu tư ASEAN lần thứ 7 (ASEAN BIS 2010) bên lề các hoạt động của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 16.  Đồng thời tổ chức Giải thưởng Doanh nhân ASEAN 2010.

ASEAN BAC cũng sẽ tập trung vào các vấn đề của khu vực kinh tế tư nhân, với mục tiêu tập hợp các ý kiến đóng góp, đề xuất đề đưa ra các khuyến nghị đệ trình lên Nguyên thủ các nước ASEAN và các Bộ trưởng kinh tế ASEAN trong kỳ họp Đối thoại giữa các nguyên thủ với thành viên ASEAN BAC cũng như Kỳ họp tham vấn với các Bộ trưởng Kinh tế  được tổ chức hàng năm theo thông lệ. Việc tổng hợp các khuyến nghị đề xuất này có vai trò hết sức quan trọng hướng tới việc thành lập  Hội đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 với hàng loạt hiệp định kinh tế được ký kết, các chương trình hành động, kế hoạch dài hạn bao gồm cả Hiến chương ASEAN đang từng bước được thực hiện.

- Được biết trong năm 2010, ngoài vai trò là Chủ tịch ASEAN BAC, VN cũng đồng thời là Chủ tịch các Phòng Thương mại và Công nghiệp ASEAN (ASEAN CCI) ?

ASEAN BAC cam kết nỗ lực thúc đẩy, nâng cao hơn nữa vai trò của cộng đồng kinh tế tư nhân trong khu vực ASEAN.

Đúng vậy ! Trong năm 2010, VCCI tiếp tục đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN CCI, do TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI đảm nhiệm trọng trách này. Với vai trò là Chủ tịch, VN sẽ đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN CCI với Chính phủ các nước ASEAN thông qua SOM, AEM và Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, và việc hoàn thành các dự án Công nghiệp ASEAN, bổ sung nhãn mác (BBC), Chương trình bổ sung công nghiệp ASEAN (AIC)j, các dự án trong thoả thuận chung về liên doanh Công nghiệp (BAIJV), thoả thuận về thuế ưu đãi (PTA), sáng kiến táo báo và thoả thuận về khu vực tự do mậu dịch ASEAN (AFTA). Tất cả những dự án và các hoạt động hợp tác kinh tế này giữa Chính phủ ASEAN và ASEAN CCI, đại diện cho giới tư nhân của cả ASEAN, đã tạo điều kiện cho cả phía Chính phủ và tư nhân để bắt tay vào nhiệm vụ to lớn hơn ngày nay. Ví dụ như thúc đẩy những cố gắng chung cho việc đưa ASEAN thành một cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015...

- Ông đánh giá thế nào về những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong việc phát triển của các nền kinh tế ASEAN? 

Khu vực tự do thương mại ASEAN và các hiệp định tự do thương mại với các bên đối thoại sẽ chính thức có hiệu lực toàn diện kể từ tháng 1/2010. Đây là cơ hội vàng cho các DN VN và ASEAN đồng thời cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thử thách và khó khăn. Đó cũng chính là lý do tôi mong muốn đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác nhiều mặt giữa các tổ chức kinh tế ASEAN với nhau cũng như với các bên đối thoại. Khu vực kinh tế tư nhân là động lực của sự phát triển kinh tế và thông qua những hoạt động hiệu quả của mình đã đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển mình phát triển sang một giai đoạn mới của khu vực ASEAN.

VN có lợi thế để đẩy mạnh hợp tác với các nước ASEAN, đặc biệt trong bản đồ hội nhập các nước ASEAN +3, VN gần như có vị trí chiến lược, nằm giữa các nước ASEAN và các nước Đông Á.

Tôi mong mỏi sẽ được đón nhận nhiều sáng kiến đóng góp nhằm đẩy mạnh hơn sự phát triển kinh tế, khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân cũng như các đề xuất, các khó khăn mà DN đang phải đối mặt để đệ trình lên nguyên thủ các nước ASEAN. Nhiệm vụ của chúng ta, cộng đồng DN ASEAN, không chỉ là giải quyết, đối phó với khó khăn, với các vấn đề còn tồn tại mà còn phải sẵn sàng đón nhận, tận dụng các cơ hội đang đến.

- Nói đến khu vực kinh tế tư nhân không thể không nhắc tới các DNNVV, ASEAN BAC trong năm 2010 sẽ có những chương trình gì để hỗ trợ các DN này, thưa ông ?

Trong năm 2010, chúng tôi sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ chung cho cả cộng đồng DN ASEAN. Tuy nhiên đối với cộng đồng DNNVV ASEAN, chúng tôi sẽ có một số chương trình hỗ trợ thông tin, sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ ASEAN. Nhiều DN trong đó có các DNNVV nhận được thông tin. Tuy nhiên những thông tin đó chưa được hoàn thiện và đầy đủ, chúng tôi là tổ chức tư vấn kinh doanh, các thành viên ASEAN BAC đều là những nhà tư vấn, trong đó có rất nhiều DN hoạt động không những tốt trong quốc gia của mình mà còn cả trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN, chúng tôi sẽ cung ứng các dịch vụ tư vấn cho các DN.

Nhiều DNNVV nhận được thông tin,  tư vấn nhưng họ thiếu kỹ năng để hoạt động trong sản xuất kinh doanh, chúng tôi sẽ có các khoá đào tạo cho các DNNVV, để họ có đủ kỹ năng để có thể kinh doanh sản xuất trong khu vực ASEAN.

Chúng tôi cũng có ý tưởng thành lập quỹ đầu tư tín dụng để trình Chính phủ các nước ASEAN, trong kỳ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại VN, chúng tôi sẽ trình phương án để cho các DNNVV có thể vay vốn thông qua quỹ tín dụng ASEAN.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Thay đổi quan niệm về CSR
  • Kích thích phát triển bằng chính sách
  • Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Hậu Giang Bùi Văn Chiến: Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện
  • Xuất khẩu gạo năm 2010: Bài toán khó lường
  • Cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá:“Cả tư duy và mô hình tăng trưởng đã không còn phù hợp”
  • Doanh nghiệp Việt Nam: Chủ động để lớn mạnh
  • Bộ trưởng Võ Hồng Phúc và “kỷ niệm” thú vị với lạm phát
  • Campuchia - Thị trường nhiều tiềm năng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi