Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Hậu Giang Bùi Văn Chiến: Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện

Năm 2009, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Hội Nông dân tỉnh nhà. Ông Bùi Văn Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Hâu Giang, cho biết:

- Trong 11 chỉ tiêu của Trung ương Hội giao năm 2009, chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc và 5 chỉ tiêu khác chúng tôi đăng ký cũng đạt và vượt. Tại hội nghị giao ban khu vực Đông, Tây Nam bộ, Tỉnh hội Hậu Giang được Trung ương Hội tặng cờ thi đua xuất sắc. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Tỉnh hội Hậu Giang được nhận cờ thi đua xuất sắc của Trung ương Hội.

* Thưa ông, phong trào nào của Hội hoạt động nổi bật nhất trong năm qua ?

Năm 2009, các cấp hội đã phát triển thêm 24.480 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh là 159.699 hội viên, vượt 51% chỉ tiêu. Các cấp Hội đã vận động hội viên hùn vốn để sửa chữa và xây dựng mới 88 căn nhà cho những hội viên gặp khó khăn về nhà ở. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện ủy thác cho hội viên vay vốn với số tiền trên 21 tỉ đồng, nâng tổng số từ trước đến nay lên 212 tỉ đồng. Phối hợp với Sở KH-CN tỉnh mở 3 lớp tâp huấn “Nâng cao năng lực tiếp cận thông tin công nghệ” cho 120 cán bộ; phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ khai giảng 2 lớp nuôi trồng thủy sản cho 60 hội viên. Các cấp Hội đã vận động hội viên nông dân xây dựng được 62 công trình đường tráng nhựa, bê tông, trải đá, xây dựng 42 cây cầu bê tông và làm thủy lợi 8 công trình với tổng kinh phí gần 47 tỉ đồng, trong đó nông dân đóng góp trên 25 tỉ đồng...

- Trong các hoạt động phong trào của Hội Nông dân thì có 3 phong trào lớn đó là: phong trào nông dân kinh doanh sản xuất giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới và phong trào nông dân thi đua bảo vệ an ninh trât tự địa phương. Trong 3 phong trào này, thì phong trào nông dân tham gia sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xói đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng là phong trào nổi bật hơn cả. Năm 2009 là năm chúng tôi tổng kết 3 năm thực hiện phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và đã cấp giấy chứng nhận cho 3.146 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen cho 10 tâp thể và 71 cá nhân. Hội đã xét cho 68.758 hội viên đạt Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn đạt hiệu quả kinh tế cao như: đưa màu xuống ruộng, sản xuất các loại giống cây, con, mô hình nuôi cá thát lát, ba ba, sặt rằn, cua đinh... Năm qua, đã có nhiều hội viên vươn lên thoát nghèo và trở nên khá giả, có 3.605 hội viên thoát nghèo, đạt 103% chỉ tiêu Trung ương Hội giao.

* Thực tế cho thấy, nơi nào có tổ chức Hội vững mạnh thì hoạt động, phong trào nơi đó đạt hiệu quả cao. Năm qua, việc xây dựng và củng cố tổ chức Hội ra sao, thưa ông ?

- Chúng tôi rất xem trọng việc xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, vừa củng cố tổ chức, vừa nâng cao chất lượng nội dung sinh hoạt Hội. Từ đó công tác phát triển hội viên trong năm 2009 vượt chỉ tiêu đề ra. Về quỹ đoàn kết tương trợ, Hội tiếp tục phát triển và duy trì các loại hình tổ đoàn kết tương trợ sản xuất, hợp tác sản xuất có vốn tương trợ. Đến nay, Tỉnh hội đã có 71 cơ sở Hội, 525 chi hội và 3.061 tổ, trong đó có 2.284 tổ góp vốn với số tiền tương trợ trên 21 tỉ đồng, đã hỗ trợ trên 12.000 lượt hội viên vay. Từ quỹ tương trợ rất có ý nghĩa thiết thực này, góp phần thu hút nông dân gắn bó với tổ chức Hội hơn. Song song đó, các cấp Hội cũng tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân tham gia góp ý kiến trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tham gia vận động thực hiện tốt các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước... Qua việc xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hội viên nông dân càng hưởng ứng sôi nổi các hoạt động phong trào của Hội.

* Vai trò của tổ chức Hội trong thực hiện chính sách “tam nông” thời gian qua ra sao, thưa ông ?

- Để thực hiện có hiệu quả chính sách “tam nông”, chúng tôi xác định cần tập trung phát triển các phong trào cách mạng bền vững, kiện toàn tổ chức Hôi vững mạnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự. Đặc biệt quan tâm xây dựng nền sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, trên cơ sở phát huy tối đa các loại hình kinh tế hợp tác; phối hợp với ngành nông nghiệp, khuyến nông hướng dẫn cho hội viên tổ chức lại sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng sản lượng, giảm giá thành sản xuất, đáp ứng thị trường trong và ngoài nước.

* Xin ông cho biết những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh hội trong năm 2010 ?

- Thông qua các phong trào Hội, nhất là phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cải tạo ao mương kém hiệu quả, phát triển loại hình kinh tế hợp tác để nhân rộng mô hình... Tiếp tục đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo cho hội viên, xây dựng tổ hùn vốn cất nhà và tổ chức nhiều câu lạc bộ sản xuất có hiệu quả, xây dựng và phát triển mô hình sản xuất đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm. Song song đó, chúng tôi tiếp tục xây dựng và củng cố tổ chức Hôi vững mạnh toàn diện, để chỉ đạo thực hiện một số hoạt động mang tính đột phá trong phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần từng bước đưa nền sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện.

* Xin cảm ơn ông !

(Theo PHƯỚC THUẬN // Báo Hậu Giang Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Xuất khẩu gạo năm 2010: Bài toán khó lường
  • Cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá:“Cả tư duy và mô hình tăng trưởng đã không còn phù hợp”
  • Doanh nghiệp Việt Nam: Chủ động để lớn mạnh
  • Bộ trưởng Võ Hồng Phúc và “kỷ niệm” thú vị với lạm phát
  • Campuchia - Thị trường nhiều tiềm năng
  • Việt Nam thành nước có thu nhập trung bình: Cách nào không rơi vào “bẫy”
  • PGS – TS Trần Hoàng Ngân: Linh hoạt cơ chế lãi suất
  • Hỏi chuyện “Bộ trưởng của những con đường đau khổ”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi