Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chung tay cải cách thủ tục hành chính

Một cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính của VCCI
Một cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính của VCCI

Kết quả triển khai giai đoạn thống kê thủ tục hành chính (TTHC) đã khẳng định bước đi đúng đắn của Đề án 30 (đơn giản hóa thủ tục hành chính). Kết quả này đánh dấu sự thành công của việc cải cách TTHC nói riêng và cải cách hành chính nói chung. DĐDN xin giới thiệu trả lời báo chí của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ công bố Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

- Bộ trưởng đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc Chính phủ VN công bố cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC?

Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng và mang tính lịch sử. Lần đầu tiên, Chính phủ VN đã tập hợp, xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC áp dụng tại cả bốn cấp chính quyền. Thông qua bộ cơ sở dữ liệu này, người dân và DN có thể giám sát đầy đủ và cụ thể từ việc ban hành đến thực thi các TTHC. Với thời gian và những hồ sơ được quy định cụ thể việc giải quyết từng TTHC, người dân và DN sẽ biết được mình cần phải làm gì, mất bao nhiêu thời gian ? Qua đó, việc thực hiện chậm hay những yêu cầu ngoài quy định sẽ được loại bỏ.

Bên cạnh đó, việc công khai bộ cơ sở dữ liệu còn để mọi người dân và DN tham gia đóng góp cắt giảm TTHC. Chương trình cắt giảm TTHC sẽ đạt hiệu quả tích cực. Người dân và DN sẽ yên tâm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Đây là một động lực tích cực góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, cải thiện đời sống nhân dân lao động.

- Sau khi công bố bộ cơ sở dữ liệu quốc gia, công việc tiếp theo sẽ là gì, thưa Bộ trưởng?

Công bố cơ sở dữ liệu quốc gia là hoàn thành giai đoạn một của Đề án 30. Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2 của đề án tất cả các bộ, ngành, địa phương sẽ rà soát cắt giảm TTHC. Theo các tiêu chí về sự cần thiết, tính bất hợp lý và tính bất hợp pháp, sẽ có tối thiểu 30% TTHC phải được cắt giảm.

- Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá để cắt giảm được 30% TTHC là một công việc không đơn giản. Vậy theo Bộ trưởng, liệu chúng ta có thể thực hiện được mục tiêu đề ra không?

Ngoài một quyết tâm chính trị, VN cũng căn cứ vào tình hình thực tế và kinh nghiệm rà soát TTHC của nhiều quốc gia khác. VN mới thoát khỏi cơ chế bao cấp với nhiều TTHC còn rườm rà, phức tạp. Nhưng quá trình hội nhập quốc tế đã giúp VN sớm nắm bắt và học hỏi được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia có một nền TTHC hiện đại và chuyên nghiệp. Công tác rà soát TTHC của chúng ta đã rút kinh nghiệm từ việc cắt giảm TTHC của nhiều quốc gia khác như Croatia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ...

- Kinh nghiệm rà soát cắt giảm TTHC của nhiều quốc gia cho thấy, một trong những trở lực lớn nhất là yếu tố con người. Liệu đây có phải là trở lực đối với chúng ta, thưa bộ trưởng?

Cải cách hành chính nói chung và rà soát đơn giản hóa TTHC nói riêng là một quá trình công khai, minh bạch hóa TTHC. Với những nỗ lực và sự thành công trong công tác cải cách hành chính, rà soát TTHC thời gian qua cho thấy, những hành vi tiêu cực, tham nhũng đang dần được loại bỏ khỏi bộ máy hành chính. Những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu sẽ không còn chỗ đứng trong các cơ quan hành chính.

- Theo lịch trình, riêng giai đoạn rà soát TTHC được chia 2 giai đoạn (giai đoạn 1 rà soát TTHC ưu tiên gồm 261 TTHC; giai đoạn 2 rà soát hơn 5.300 TTHC còn lại). Bộ trưởng đánh giá thế nào về kết quả của đợt rà soát TTHC ưu tiên?

Giai đoạn rà soát các TTHC ưu tiên gồm những TTHC gây khó khăn và bức xúc cho người dân và DN. Đến ngày 30/10/2009, các bộ, ngành và 6 địa phương sẽ hoàn thành và gửi gói kết quả rà soát 261 TTHC thuộc nhóm ưu tiên về Tổ Công tác chuyên trách cải cách TTHC. Đây cũng là giai đoạn rút kinh nghiệm cho giai đoạn rà soát tiếp theo. Các tổ công tác có điều kiện để tập huấn và rút kinh nghiệm về mặt kỹ thuật rà soát. Thông qua, công tác rà soát giai đoạn 1, Tổ Công tác và Hội đồng tư vấn sẽ tổng kết và lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia. Với kinh nghiệm từ giai đoạn 1, giai đoạn 2 rà soát trên 5.300 TTHC chắc chắn chất lượng rà soát sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn.

- Tính đến thời điểm này, các nhóm rà soát đã báo cáo kết quả lên Tổ Công tác chuyên trách chưa, thưa Bộ trưởng ? Bộ trưởng có thể đánh giá sơ bộ về kết quả của công tác rà soát?

Tính đến thời điểm này, hầu hết các nhóm rà soát đã nộp báo cáo kết quả rà soát tới Tổ Công tác chuyên trách cải cách TTHC. Chỉ còn một số đơn vị chưa nộp báo cáo. Các thành viên của Văn phòng Chính phủ và Tổ Công tác chuyên trách sẽ trực tiếp tới đôn đốc các đơn vị còn lại để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ nộp báo cáo đúng thời hạn.

Với việc công bố bộ cơ sở dữ liệu quốc gia hôm nay, Chương trình rà soát đơn giản hóa TTHC đã rút ngắn được 13 tháng so với kế hoạch. Đây là sự kiện đánh dấu sự thành công bước đầu của Đề án 30.

- Xin cảm ơn bộ trưởng!
 

Ông Phạm Gia Túc – Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký VCCI :
 
Tin tưởng vào sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ

VCCI và cộng đồng DN đánh giá rất cao quyết tâm và sự chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng đối với công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng nhằm tạo lập môi trường đầu tư - kinh doanh ngày càng thuận lợi, minh bạch hơn cho hoạt động của các DN, các nhà đầu tư và người dân.

VCCI cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC, các cơ quan Chính phủ, các DN và hiệp hội DN trong việc triển khai các giai đoạn tiếp theo của đề án, đóng góp hiệu quả, thực chất vào việc thực hiện mục tiêu của đề án. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và cộng đồng DN cũng tin tưởng sâu sắc rằng trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới hiện nay, việc triển khai thực hiện đề án 30 sẽ là một trong những giải pháp quan trọng đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước, hỗ trợ xây dựng cộng đồng DN Việt Nam lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.


(Theo Bá Tú // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Credit Suisse lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
  • Tiến sĩ Trần Đình Thiên, viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam :Ưu tiên cho tái cơ cấu
  • “Chưa vội kết luận những tiêu cực trong hỗ trợ lãi suất”
  • TS. Trần Tuấn Anh: Không thiếu biện pháp hậu kiểm các dự án đầu tư
  • TS. Trần Du Lịch: Thiếu triết lý mở cửa thị trường
  • Tiến sĩ Trần Du Lịch: Điều lệ tập đoàn kinh tế phải là một đạo luật
  • Bộ trưởng Võ Văn Ninh: Kiểm soát chặt chi phí đầu vào của xăng dầu
  • Xuất khẩu gạo khó ổn định, vì sao?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi