Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Credit Suisse lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Credit Suisse dự báo tăng trưởng GDP năm 2009 của Việt Nam lên 5,3% trong năm 2009 và trong năm 2010 sẽ là 8,5%
Credit Suisse dự báo tăng trưởng GDP năm 2009 của Việt Nam lên 5,3% trong năm 2009 và trong năm 2010 sẽ là 8,5%

“Việt Nam đang phục hồi tốt” – đó là nhận định của ông Kai Nargolwala - Tổng Giám đốc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Credit Suisse với Diễn đàn Doanh nghiệp. Theo ông Kai Nargolwala, sự khó khăn của kinh tế Viêt Nam diễn ra ngắn và ít trầm trọng hơn so với dự đoán đem đến cho Việt Nam cơ hội để tăng cường hơn nữa trong cải cách kinh tế.

Ông dự đoán thế nào về nền kinh tế Việt Nam?

Theo như các nghiên cứu của chúng tôi thì Việt Nam đang vượt qua cơn suy thoái. Chúng tôi đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2009 của Việt Nam lên 5,3% trong năm 2009 và trong năm 2010 sẽ là 8,5%. Chúng tôi khá lạc quan khi đưa ra những con số này trong khi dự đoán của chính phủ Việt Nam về tốc độ tăng trưởng chỉ là từ 6-6.5% năm 2010. Tiêu thụ trong nước và dự đoán phục hồi về đầu tư và xuất khẩu là lý do chính cho sự lạc quan của chúng tôi. Chính sự bão hòa của nguy cơ gia tăng rủi ro chứ không phải những bất ngờ về khả năng tăng trưởng là nguyên nhân sâu xa khiến chúng tôi đưa ra những nhận định lạc quan hơn.

Dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi cho rằng khu vực kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển chính. Hỗ trợ tài chính cho các hoạt động xuất khẩu sẽ đạt được hiệu quả từ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giầy sẽ thu lợi khi nguồn cầu toàn cầu phục hồi. Các ngành công nghiệp khác như sản xuất thiết bị điện gia dụng, đồ điện tử cũng hứa hẹn sẽ phát triển nhanh trở lại khi có nhiều dòng sản phẩm mới ra đời cũng như nguồn cầu tăng trở lại. Các ngành sẽ phát triển trở lại khác bao gồm dầu thô (khi giá quốc tế ở mức ổn định), và các sản phẩm nông nghiệp, khi giá lương thực phục hồi.

Trong nước, thị trường bán lẻ cũng sẽ phát triển tốt. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì tổng sản lượng bán lẻ trong 8 tháng đầu năm 2009 tăng 18,4%  so với cùng kỳ năm trước, tăng 742,7 nghìn tỉ đồng (41.67 triệu USD). Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến cáo các doanh nghiệp nên thận trọng trong việc đầu tư trung và dài hạn vào bất động sản trong thời gian này, trong khi đó ngành du dịch có thể bị suy yếu do tác động của suy thoái toàn cầu kéo dài.

Ông Kai Nargolwala - TGĐ Khu vực Châu Á TBD của Credit Suisse khẳng định: "Tiêu thụ trong nước và dự đoán phục hồi về đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam là lý do chính cho sự lạc quan của chúng tôi".

Ông đánh giá thế nào về các chương trình cổ phần hóa của Việt Nam?

Chúng tôi tin tưởng rằng chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ với tiến trình cổ phần hóa. Tuy nhiên, cũng dễ hiểu là chính phủ sẽ không muốn bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước ở mức giá quá thấp. Đồng thời, một số nhà đầu tư nước ngoài cũng đang phải đối mặt với các vấn đề họ gặp phải ở nước họ do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, và vì thế, việc đầu tư vào các thị trường mới nổi như Việt Nam sẽ hạn hẹp hơn. Chúng tôi cho rằng quá trình cổ phần hóa cần có thời gian để hoàn thiện, tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn rằng chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ về điều này.

Còn thị trường chứng khoán Việt Nam thì sao, thưa ông?

Chỉ số Index của sàn Hồ Chí Minh tăng gần 79% từ đầu năm, đạt 566,42 điểm ngày 7/10, và Sàn giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh được xếp hạng một trong những thị trường chứng khoán hoạt động tốt nhất trên toàn cầu năm 2009. Thị trường hiện nay vẫn hoạt động tốt điều đó có nghĩa là cổ phiếu vẫn có giá trị cao. Cuộc đua tăng tín dụng của các ngân hàng sôi động kể từ tháng 4, nhưng chúng tôi hy vọng Ngân hàng Trung ương thắt chặt cho vay để chống lại các nguy cơ lạm phát và bong bóng tài sản  trong thời gian tới.

Về lâu dài, Việt Nam cần phải xem xét tiếp tục cải cách cơ cấu, chẳng hạn như, việc giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào đồng đô la Mỹ, thúc đẩy tư nhân hoá và tự do hóa quá trình mở tài khoản và giới hạn sở hữu nước ngoài để phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của thị trường chứng khoán non trẻ của mình.

Theo ông, các định chế tài chính Việt Nam có thể học được gì từ Credit Suisse cũng như từ cuộc khủng hoảng tài chính?

Credit Suisse tự hào là một định chế tài chính hoạt động khá cẩn trọng. Trong Ban điều hành của chúng tôi có một thành viên chuyên trách về quản trị khủng hoảng. Vai trò của người này là đánh giá và tư vấn cho Ban điều hành về những rủi ro tiềm ẩn trong ngành vào những thời điểm chính xác. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay chính là hệ quả của của việc bất chấp rủi ro, đã chứng minh mô hình hoạt động của chúng tôi là ưu việt.

Thứ hai, chúng tôi cho rằng cũng nên can đảm bỏ qua những việc kinh doanh có nhiều dấu hiệu rủi ro rõ ràng cho dù nó có lợi nhuận đến đâu. Ở thị trường thứ cấp, chúng tôi đã hạn chế hoạt động của mình từ năm 2006. Ở thị trường cao cấp, chúng tôi đã giảm hoạt động của mình tới 98% từ giữa năm 2007 tới cuối năm 2008, tức là giảm từ 60 tỉ Franc Thụy Sỹ xuống 1 tỉ Franc Thụy Sỹ.

Tôi cho rằng không ai có thể dự đoán chính xác được qui mô và mức độ của khủng hoảng kinh tế và tài chính hay những ảnh hưởng nặng nề của nó đối với hệ thống và thị trường tài chính toàn cầu. Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng rất phức tạp và sẽ cần nhiều thời gian để tranh cãi. Theo tôi, vấn đề quan trọng hiện nay là làm thế nào để tiếp tục phát triển, phải làm việc với chính phủ và các nhà làm luật để đảm bảo chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề dẫn tới khủng hoảng và có một cơ chế hiệu quả và mạnh mẽ vì sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu được bền vững. Credit Suisse cam kết đóng vai trò chủ động và đầy trách nhiệm trong việc tái lập lại sức mạnh của hệ thống tài chính tòan cầu.

Chúng tôi tin rằng Credit Suisse sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả cho dù thị trường có gặp nhiều khó khăn. Credit Suisse đã và đang tích cực cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ thu xếp tài chính cho nhiều dự án lớn và các công ty tại Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam xây dựng thị trường vốn.

Xin cảm ơn ông.

(Theo Lại Hợp Nhân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi