Vừa trở về từ chuyến thám hiểm Nam Cực, ông Lê Tuấn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty VC Invest, chia sẻ những cảm nghĩ của mình về hành trình đầy thách thức của đoàn thám hiểm cũng như trách nhiệm của doanh nhân và doanh nghiệp trong vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.
- Slogan của VC Invest là “Nghĩ khác, làm khác”. Đó là lý do đã thôi thúc ông tham gia cũng như VC Invest tài trợ cho chương trình này, một sự kiện tài trợ hoàn toàn mới ở Việt Nam?
Và chuyến đi Nam Cực là một hoạt động rất phù hợp cho tiêu chí đó. Còn với VC Invest, tiêu chí phát triển bền vững đang trở thành một lợi thế kinh doanh của chúng tôi. Chính nhờ đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững khi triển khai các dự án mà chúng tôi nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các định chế tài chính lớn trên thế giới.
- Một chương trình về khí hậu, môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với một doanh nghiệp và hấp dẫn như thế nào đối với một doanh nhân, thưa ông?
Tương lai là của con cháu, chúng ta không thể đánh đổi tương lai của con chấu để lấy hiện tại của chúng ta được |
Trước hết, vì nó phù hợp với chiến lược và lợi thế kinh doanh của chúng tôi. Ngày nay, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường đang là một áp lực, một đòi hỏi mang tính chất toàn cầu. Sẽ không lâu nữa, các chính phủ, các định chế tài chính, các công ty xuyên quốc gia… sẽ phải hành động theo định hướng này. Chúng tôi nhìn thấy xu hướng đó, và nó phù hợp với sứ mệnh của chúng tôi. Phải nói rằng chúng tôi rất tâm đắc với lựa chọn phát triển bền vững của mình và cũng rất tự hào vì chúng tôi đã đi theo định hướng này từ khá lâu rồi. Và xin nói thêm là phát triển bền vững rất khó khăn, rất tốn trí lực, tâm lực, nhưng cũng rất hiệu quả về phương diện kinh doanh. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tầm quan trọng của khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Phát triển mà tàn phá môi trường, hút cạn tài nguyên thì đó là chúng ta đang đang “ăn cắp” tương lai của con cháu. Đành rằng không có hiện tại thì cũng chẳng có tương lai, nhưng xin hãy nhớ rằng tương lai là của con cháu, chúng ta không thể đánh đổi tương lai của con cháu để lấy hiện tại của chúng ta được. Tôi rất thích câu nói của nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc: “Đời cha phải học cách ăn nhạt để đời con còn có nước mà uống!”
- Được biết, “thám hiểm” doanh nhân đã vượt qua những chặng đường khắc nghiệt nhất thế giới như eo biển Drake, đảo Anvert, Trinity… Khi đứng trên mỏm Cuverville, phất cờ tổ quốc và hát quốc ca, cảm giác đó có khác với khát khao chinh phục của tuổi trẻ khi ông đã qua tuổi 40?
Lúc đó trong tôi chỉ có một cảm giác tự hào. Không có ý nghĩ chinh phục gì hết. Tự hào là một trong năm người duy nhất leo tới đỉnh. Tự hào là thành viên già nhất. Tự hào vì mình là người Việt Nam. Một điều tự hào nữa, có thể ở thời điểm đó tôi mới nhận ra được: tôi là một doanh nhân; tôi là một nhà lãnh đạo. Chưa bao giờ tôi thấy mình cảm nhận một cách trọn vẹn ý nghĩa của từ này. Đó cũng là ý nghĩa của chuyến đi này “Leadership on the Edge”. Người lãnh đạo luôn phải dẫn đầu, ngay cả trong những tình huống nguy hiểm.
- Ông có thể nói rõ hơn về ý nghĩa của tên của chương trình “Leadership on the Edge”?
- Theo ông, tại sao lần này đối tượng tham gia lại có thêm các lãnh đạo doanh nghiệp thay vì chỉ có chuyên gia môi trường, giáo viên, thủ lĩnh sinh viên như trước đó?
Ban đầu, sứ mệnh của cuộc thám hiểm hướng đến việc truyền cảm hứng và nhiệt huyết cho các thế hệ kế cận, khơi dậy và thúc đẩy lòng dũng cảm, sự can đảm, dám nhận trách nhiệm và có thể đứng vững trong cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Bởi vậy chủ yếu nhắm vào đối tượng giáo viên, sinh viên, những người có thể truyền bá thông điệp bảo vệ môi trường và là những thế hệ tương lai. Sau đó, Robert Swan càng ý thức rõ hơn về tính chất cấp bách của “cuộc chiến” này và càng hiểu rõ vai trò của các nhóm xã hội quan trọng khác trong cuộc chiến đó. Vì thế, ông đã vận động để đưa lãnh đạo của các tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới đến Nam Cực nhằm cổ động cho năng lượng sạch, có thể tái tạo. Tôi nghĩ đó là một ý kiến hay, ngay cả đơn giản là để thử thách lòng can đảm của các nhà lãnh đạo.
- Khi trở về, cảm xúc của ông như thế nào? Kế hoạch truyền cảm hứng của ông sẽ được thực hiện như thế nào? Ông sẽ nói gì với các doanh nhân?
Đối với xã hội, nhất là với các bạn trẻ, khi mới bước chân về Việt Nam, tôi đã phát biểu rằng tôi thấy mình có trách nhiệm, có bổn phận phải kể lại câu chuyện Nam Cực này, về những cảm xúc và những thu hoạch của tôi cho mọi người. Chắc chắn tôi sẽ tìm ra một cách thức nào đó để làm việc này. Còn trước mắt, tôi và VC Invest sẽ làm mọi việc để cho ra mắt bạn đọc Việt Nam cuốn sách của Robert Swan mang tựa đề “My quest to save the earth’s last wilderness”. Cuốn sách này ông Robert Swan đã tặng tôi sau khi đội của tôi, đội duy nhất và tôi là thành viên “già nhất” trong đoàn, xuất sắc vượt qua hành trình 24 km trong băng tuyết. Cuốn sách có dòng chữ đề tặng của ông mà tôi rất tự hào: “To Tuan, the star, you have the spirit. Thank you for being here, Antartica”. Tôi thích chữ “spirit” trong lời đề tặng bởi đó là vũ khí để tôi vượt qua mọi trở ngại. Tôi đã xin phép Robert Swan cho dịch và xuất bản cuốn sách này ở Việt Nam và ông đã đồng ý về nguyên tắc. Tôi muốn người Việt Nam, nhất là các bạn trẻ, được đọc cuốn sách của nhà thám hiểm vĩ đại cuối cùng của thế kỷ 20, nhà hoạt động môi trường xuất sắc và là một diễn giả nổi tiếng thế giới về vấn đề môi trường và kỹ năng lãnh đạo. Tôi tin chắc cuốn sách sẽ rất bổ ích với các bạn. Còn đối với doanh nhân, tôi chỉ muốn nhắn nhủ về việc nâng cao “trách nhiệm xã hội”, vấn đề tưởng lý thuyết, giáo điều nhưng thực ra đang hiện hữu, nhất là trong những vụ việc hủy hoại môi trường của một số doanh nghiệp gần đây.
- Bàn về vấn đề “trách nhiệm xã hội” ông suy nghĩ sao về điều này, nhất là qua chuyến đi vừa rồi?
Câu chuyện “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” đang là chủ đề nóng ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam độ “nóng” của nó còn chưa ăn thua gì. Chịu ảnh hưởng của lý thuyết “Nhà nước phúc lợi chung” ở phương Tây hay “Nhà nước bao cấp” ở các nước XHCN trước đây, trong một thời gian dài, các doanh nghiệp đã lơ là với trách nhiệm xã hội của mình, và giờ đây người ta đang phải định hướng lại. Tôi nghĩ đây là một vấn đề lớn, cần có sự “hiệp thương” giữa nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư để phân định rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi bên. Cá nhân tôi không chia sẻ cách nghĩ, cách làm đánh đồng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với việc làm từ thiện. Doanh nghiệp ngoài mục tiêu lợi nhuận, phải hướng vào phát triển cộng đồng, phát triển đất nước. Vì vậy, khi xây dựng các dự án VC Invest đều cố gắng làm sao để có thể đóng góp vào sự tiến bộ xã hội, phát triển đất nước, đồng thời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng dân cư và của địa phương.
- VC Invest cũng là một công ty “đầu tư mạo hiểm”. Theo ông, đầu tư vào các dự án công cộng, hướng tới “trách nhiệm xã hội” thì có phải là một sự “đầu tư mạo hiểm” hay không, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay?
Đầu tư mạo hiểm là một phương thức đầu tư để khởi sự một dự án, một công trình mới. Nó không có nghĩa “đánh bạc”, dù kinh doanh, đầu tư luôn có nghĩa là phải hay dám chấp nhận rủi ro. Theo triết lý “nghĩ khác, làm khác” của chúng tôi, đầu tư mạo hiểm để phát triển các dự án hạ tầng không rủi ro hơn, thậm chí còn ít rủi ro hơn nhiều kiểu đầu tư thông thường khác. Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng, khi các lĩnh vực khác tạm thời bị đình trệ thì việc phát triển hạ tầng vẫn cứ phải tiếp tục ở mức cao nhất có thể. Vì nếu không làm thế thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phục hồi của nền kinh tế sau này. Nếu theo dõi các quyết sách của chính phủ trong những năm qua, hay theo dõi chính sách của những nước như Trung Quốc hay Ấn độ, các bạn có thể thấy điều đó rất rõ.
- Nếu coi chuyến đi vừa qua là một trong những sự kiện lịch sử của cuộc đời, ông sẽ ghi chú như thế nào khi nhắc đến nó?
Tôi sẽ nhắc lại những gì tôi đã nói khi ở Nam Cực: Hãy là nhà lãnh đạo tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền vững. Hãy là nhà lãnh đạo can đảm để biến ước mơ “trách nhiệm xã hội” thành hiện thực. Hãy biết mơ ước những điều lớn lao, những ước mơ lớn lao giúp bạn lớn lên, có thể làm được những việc phi thường. Và sẽ có lúc bạn có cơ hội để biến những mơ ước lớn lao đó thành sự thật.
"Leadership on the Edge" là cuộc thám hiểm quốc tế Nam Cực được thực hiện hàng năm bởi tổ chức 2041. Xuất phát từ những cam kết lâu dài của Robert Swan, người sáng lập tổ chức, ý nghĩa của cuộc thám hiểm này là tuyên truyền và giáo dục các thanh niên, giáo viên và các lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc bảo tồn Nam Cực. Chương trình thám hiểm Quốc tế Nam Cực khuyến khích những người đến từ khắp nơi trên thế giới chia xẻ các ý tưởng về phát triển bền vững thông qua các hoạt động thám hiểm, phiêu lưu và trau dồi kỹ năng lãnh đạo trong những tình huống khắc nghiệt. "Leadership on the Edge 2009" năm nay có 47 thành viên tham gia, gồm lãnh đạo các doanh nghiệp công nghiệp và tài chính, các chuyên gia về biến đổi khí hậu, các giáo viên và các nhà hoạt động xã hội trẻ tuổi đến từ 16 quốc gia, trong đó có 6 người Việt Nam. VC Invest là công ty đầu tư tài chính chuyên phát triển các dự án cơ sở hạ tầng theo phương thức đầu tư mạo hiểm, kết hợp với sự cộng tác công - tư (PPP - Public Private Partnership) nhằm hình thành một số công trình hạ tầng cơ sở, phục vụ lợi ích của quốc gia, của cộng đồng dân cư, có tính thân thiện với môi trường cao, đảm bảo phát triển bền vững trong một tương lai xanh và sạch, đẹp. Dự án tiêu biểu của VCI là dự án xây dựng, khai thác không gian ngầm dưới công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TPHCM, làm bãi đậu xe, dịch vụ thương mại, văn hóa và sinh hoạt cộng đồng với tổng vốn đầu tư 1.750 tỷ đồng. |
(Theo Vũ Hoài Anh // Báo Doanh nhân)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com