
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
10. Một vài lễ hội lớn ở Ðức.
Mùa vọng ( 4 tuần trước lễ giáng sinh - noel ).
Mùa vọng bắt đầu vào 4 ngày chủ nhật trước Lễ Giáng Sinh.Người ta treo các vòng hoa mùa vọng có 4 cây nến trên đó(Adventskraenze mit vier Kerzen) trong nhà và nhà thờ, đôi lúc tại nơi làm việc hay xí nghiệp.Cây nến đầu tiên sẽ được thắp vào ngày chủ nhật đầu tiên, và những cây nến tiếp theo sẽ được thắp vào những ngày chủ nhật kế tiếp.Vào ngày chủ nhật cuối cùng trước lễ giáng sinh thì 4 cây nến đều được thắp hết.
Trẻ em sẽ nhận được 1 cuốn lịch đặc biệt có những ngăn nhỏ, trong đó có chứa nhiều kẹo sô cô la , mỗi mẩu kẹo dành cho một ngày từ ngày 1/12 đến Lễ Giáng Sinh.
Lễ thánh Nikolaus
Diễn ra vào ngày 6/ 12 .Vào buổi tối trước ngày lễ thì bọn trẻ con sẽ đặt những đôi giày của mình trên cửa sổ hay trước cửa.Bọn chúng tin rằng vào ban đêm thì ông già Nikolaus sẽ xuất hiên và nhét kẹo vào trong những đôi giày đó.Ở nhiều gia đình thì ông già Nikolaus sẽ đến thăm gia đình với tính chất cá nhân ( họ là những người quen hay bạn bè của gia đình giả trang thành ông già Nikolaus) .Trước đây thì bọn trẻ rất sợ ông già Nikolaus vì ông không chỉ khen thưởng những việc làm tốt của chúng mà còn phạt roi nếu chúng không ngoan.
Lễ giáng sinh
Tại các quốc gia nói tiếng Đức thì người ta tổ chức Lễ Giáng Sinh vào buổi tối 24/12, còn được gọi là đêm thánh.Người ta trang trí cây thông giáng sinh, thắp nến, ca bài hát giáng sinh ( hoặc chí ít thì nghe 1 đĩa hát có chủ đề giáng sinh) và chia quà cho nhau.Đây là một truyền thống lâu đời đối với hầu hết các gia đình và cũng trong ngày này thì người ta đi lễ nhà thờ.
Cây thông giáng sinh đã xuất hiện trong phòng khách của các gia đình từ thế kỷ 16, thậm chí có thể sớm hơn.Thời đó những cây thông được trang trí bằng những mẩu bánh ngọt xinh xắn.Vào thế kỷ 17 thì có thêm nến sáp và những vật trang trí lấp lánh.Cũng trong thời gian này thì cây thông giáng sinh được biết đến trên khắp thế giới và được bày trong chợ , trong vườn , trong nhà.
Đối với bọn trẻ con thì lễ Giáng Sinh là lễ quan trọng nhất trong năm - vì chúng sẽ được nhận quà.Ở miền bắc nước Đức thì ông già Noel với bộ râu trắng , mũ và áo khoác đỏ cùng với cái túi to sau lưng.Ở miền tây thì Chúa Hài Đồng sẽ đến thay cho ông già Noel.
Đêm giao thừa và năm mới
Ở nước Đức thì người ta đón chào năm mới rất tưng bừng và nhộn nhịp.Người ta mời nhau đến dự tiệc và cùng nhau đến dạ vũ đêm giao thừa.Họ ăn uống ,nhảy múa và ca hát . Vào nửa đêm khi năm cũ sắp kết thúc và năm mới sắp sang, người ta rót rượu đầy cốc, cụng ly với nhau và cùng chúc nhau " Ein gutes Neues Jahr " ( Chúc mừng năm mới).Sau đó họ kéo nhau ra đường và đốt pháo hoa.
Lễ Ba vua
Ngày 6/1 là ngày của 3 vị thánh : Kaspar,Melchior và Balthasar.Theo truyền thuyết kể rằng, vào đêm Chúa được sinh ra thì 3 vị thánh này đã trông thấy và đi theo một nhôi sao sáng trên bầu trời.Họ đến Bethelem và chính tại nơi này họ đã tìm thấy Chúa hài đồng.Ngày nay vào ngày lễ này thì những đứa trẻ sẽ cải trang giống như 3 vị thánh, cầm theo 1 cây gậy, trên gậy có một ngôi sao lớn.Chúng sẽ đi từ nhà này sang nhà khác và hát bài hát " Dreikoenigslied". Sau đó người ta sẽ cho chúng một ít tiền hay bánh kẹo.
Lễ hội hoá trang
Lễ hội hoá trang được gọi là " Fasching , Karneval, Fastnacht " .Những tên gọi này dùng để chỉ những phong tục vào cuối mùa đông, mà chúng đã xuất hiện trước khi Chúa giáng sinh .Người ta muốn xua đuổi sự giá lạnh và linh hồn của mùa đông .Phong tục này rất khác nhau , tuy nhiên có 2 điều không bao giờ thay đổi là sự ồn ào và những chiếc mặt nạ.Đặc biệt là buổi lễ này được tổ chức long trọng tai Rhein đến Mainz,Koln và Dusseldorf. Tuy nhiên ở những nơi khác thì các phong tục cổ xưa của lễ hội vẫn tồn tại và cũng được tổ chức rất sôi động.
Lễ phục sinh
Những người công giáo tổ chức lễ phục sinh để chào đón ngày Chúa hồi sinh.Tuy nhiên những phong tục của lễ phục sinh đã xuất giện trước khi Chúa giáng sinh .Những quả trứng phục sinh giữ 1 vai trò đặc biệt trong ngày lễ.Trẻ con hay những người lớn tuổi sẽ trang trí những quả trứng đã được luộc chín. Những quả trứng này sẽ được giấu cùng với những thỏi sô cô la hình quả trứng hay những con thỏ phục sinh được làm bằng sô cô la hay kẹo trong vườn, sau đó bọn trẻ sẽ tìm kiếm chúng .Những đứa bé tin rằng, những con thỏ phục sinh đã giấu những món ngọt cho chúng trong khu vườn.
Oktoberfest-lễ hội bia lớn nhất thế giới
Ai "mê" bia, xin mời đến thành phố Munich Ðức để tham gia lễ hội Oktoberfest. Ðây là lễ hội bia lớn nhất thế giới có truyền thống lâu đời và được tổ chức hàng năm. Lễ hội là dịp để hàng triệu người khoái bia gặp gở, trò chuyện, nhảy múa và dĩ nhiên là nốc những vại bia lớn đến chóng mặt.
Lễ hội Oktoberfest khởi phát vào năm 1810, kéo dài 5 ngày nhằm mừng đám cưới của Thái tử xứ Bavaria Ludwig và Công chúa Therese của xứ Saxony- Hildenburghausen. Dần dần nó đã trở thành một lễ hội của dân ăn nhậu. Tính đến nay, lễ hội Oktơberfest đã được tổ chức tổng cộng trên 169 lần.
Lễ hội văn hoá Berlin.
Lễ hội văn hóa Berlin bắt đầu được tổ chức từ năm 1996 và trở thành sự kiện văn hóa hằng năm. Lễ hội là biểu tượng của sự hòa hợp và đa dạng về văn hóa của các nước trên thế giới. Hiện nay, Berlin là thành phố có nhiều người nước ngoài nhất ở Ðức với khoảng 440.000 người.
Lễ hội phục vụ các món ăn dân tộc của nước ngoài với các món đặc sản từ nhiều nước trên thế giới.
Lễ hội tình yêu và nhảy múa (Love Parade)
Ðã 13 năm nay, cứ vào ngày thứ bảy tuần thứ 2 của tháng 7, hàng trăm ngàn "dân chơi" từ khắp nơi lại đổ về thủ đô Berlin của nước Ðức để tham gia vào lễ hội nhảy múa trên đường phố mang tên Love Parade. Ngoài chuyện yêu đương và tìm bạn, lễ hội hàng năm, vốn đã trở thành truyền thống của Berlin, đã biến thành phố thành "sàn nhảy" lớn nhất thế giới. Lễ hội còn là nơi để những người tham gia, phần lớn là thanh niên, khoe những bộ trang phục "độc đáo, màu mè và quái đản" nhất. Do là một lễ hội của yêu đương và nhảy múa, nên sự hở hang trong trang phục là điều không thể thiếu. Dù đang ở giữa thành phố nhưng bikini hai mảnh với màu sắc sặc sỡ vẫn nhan nhản khắp nơi.
Ra đời lần đầu tiên vào năm 1989, lễ hội chỉ thu hút được 150 người nhảy múa dọc theo con đường mua sắm chính của Tây Berlin, với mục đích là tuần hành vì "sự chịu đựng, tôn trọng và hiểu biết giữa các quốc gia". Dần dần nó trở thành một sự kiện lớn, với số lượng người tham gia kỷ lục là 1,5 triệu vào năm 1999. Tuy nhiên con số này giảm dần, từ 1,3 triệu người năm 2000 xuống còn 800 ngàn năm ngoái và năm nay con số nhiều nhất cũng chỉ vào khoảng 700 ngàn.
11. Văn hóa cử chỉ của người Đức.
• Nam giới có thói quen bắt tay khá chặt chẽ, thường chỉ "lắc" một hay hai lần. Khi chào hỏi, trẻ em và phụ nữ cũng thường đưa tay ra trước. Hiếm khi hôn má.
• Vừa bắt tay vừa để tay kia trong túi áo, túi quần là bất lịch sự.
• Khi đến gặp một nhóm người, hãy bắt tay mọi người, từng người một.
• Danh thiếp được trao đổi thường xuyên.
• Nam giới đứng dậy khi phụ nữ bước vào phòng, hay khi nói chuyệtn với phụ nữ. Và phụ nữ có thể cứ việc ngồi.
• Luôn gõ cửa trước khi mở một cánh cửa đang đóng.
• Khi nhận lời cám ơn hoặc ra dấu "cám ơn" trước một đám đông, người Ðức thường đan hai bàn tay vào nhau và đưa cao qua đầu.
• Trong khi xem nhạc kịch hay nghe hoà nhạc, cần phải ngồi yên và giữ thinh lặng. Ho hen hay bồn chồn nhấp nhổm là khiếm nhã.
• Ðàn ông bước vào nhà hàng trước phụ nữ, trừ khi , phụ nữ cao tuổi hơn hay có địa vị cao hơn. Một lý do là, theo phong tục, nam giới vào trước để xem nơi đó có thích hợp cho phái nữ bước vào hay không.
• Khi ăn tối ở một số nhà hàng, nếu còn chỗ trống tại bàn của bạn và không còn bàn trống nào khác, người phục vụ trưởng có thể xếp các thực khách khác ngồi chung với bạn, điều này là rất bình thường ở Ðức, Bạn cũng có thể làm thế khi bạn vào nhà hàng và không còn bàn trống. Và bạn không buộc phải nói chuyện với những người ngồi cùng bàn trừ khi hai bên cảm thấy muốn nói.
• Ðừng bao giờ đặt chân lên bàn ghế hay tủ kệ.
• Tại các buổi dạ tiệc, đừng uống trước chủ nhà. Khi nâng ly chúc mừng, chỉ chạm ly trong những dịp đặc biệt, chẳng hạn như ngày sinh nhật. Nam giới nâng ly chúc mừng nữ giới, không bao giờ ngược lại.
• Khi ăn, người ta cầm nĩa bằng tay trái; đừng cắt khoai tây hay bánh hấp bằng dao vì khi làm thế bạn có ý muốn nói rằng chúng rất dai; hiếm khi người ta ăn bằng tay, kể cả khi ăn trái cây hay bánh sandwich; bánh mì cứng thường được dọn vào bữa điểm tâm và cũng nên được cắt bằng dao, đừng bẻ bằng tay; có thể hút thuốc giữa các lần tiếp món ăn nếu bạn thấy người khác làm thế.
• Một nguyên tắc chung khi ăn uống là hãy quan sát và làm theo chủ nhà hay chủ nhân người Ðức của bữa tiệc.
• Nhai kẹo cao su trong lúc nói chuyện với người khác là hành động cực kỳ bất lịch sự. Một người Ðức đã nhận xét: "Ðối với người Ðức, điều ấy trông giống như một con bò đang nhai lại".
• Ðàn ông đi bên trái phụ nữ (người Ðức biện bác rằng đây là một cử chỉ lãng mạn vì trái tim nằm bên trái), nhưng trên những đường phố đông đúc, nam giới sẽ đi ở phía có xe cộ qua lại.
• Ðể gọi một người hầu bàn, hãy đưa bàn tay lên với ngón trỏ duỗi ra.
• Khi vẫy chào tạm biệt, hãy đưa cánh tay lên, lòng bàn tay quay ra, các ngón tay vẫy lên vẫy xuống. Ðừng lắc bàn tay qua lại giống như một tín hiệu semaphore, vì như thế có nghĩa là "không".
• Ðể ra hiệu im lặng, hãy đặt ngón trỏ lên môi, móng tay hướng ra ngoài.
• Các cử chỉ đặc biệt ở Ðức:
- Trên xa lộ ở Ðức, nếu một tài xế không vừa ý với cách lái xe của tài xế khác, anh ta có thể chỉ ngón trỏ vào màng tang và làm động tác xoắn hay xoáy. Ðây là một cử chỉ rất khiếm nhã, có nghĩa là "mày điên rồi".
- Ðể ra dấu "chúc may mắn", người Ðức nắm hai bàn tay lại, ngón cái nhét vào bên trong các ngón khác rồi làm động tác như thể đấm nhẹ xuống một mặt phẳng.
- Tại một số vùng ở Ðức, khi tới dự một bữa tối đông người, sẽ rất bất tiện nếu phải đi bắt tay hết một lượt. Do đó, người ta chỉ gõ nhẹ các mấu khớp bàn tay xuống mặt bàn như một hình thức chào hỏi mọi người. Cũng có thể làm thế khi rời bàn ăn trước những người khác. Cử chỉ này còn được các sinh viên đại học dùng để chào các giảng viên trong lớp học.
Nếu trong khi lái xe hay đậu xe bạn chẳng may làm lõm hay trầy xước một chiếc xe khác, bất kể vụ việc sơ sài đến đâu, điều quan trọng là bạn phải tiếp xúc với chủ nhân của chiếc xe hay thậm chí phải báo cáo với cảnh sát địa phương để tiến hành những thủ tục phù hợp. Người Ðức rất hãnh diện về những chiếc xe hơi của họ.
( Nguồn: sưu tầm trên internet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com