
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
2. Lịch sử.
Nước Đức có lịch sử lâu đời, hàng ngàn năm T.C.N đã có người định cư ở lưu vực sông Rainơ và sông Vixtuyn; từng là một đế quốc hùng mạnh ngay từ thời cổ đại.
2.1 Những nét chính của lịch sử nước Ðức, giai đoạn đến năm 1945.
Trong thế kỷ XIX người ta tin rằng đã biết lịch sử nước Ðức có từ khi nào: đó là năm thứ chín từ khi chúa Giêsu ra đời, trong năm đó Arminius, một lãnh chúa của bộ lạc Giếcmanh đã đánh thắng ba đạo quân la mã trong vùng rừng Tuetoturg. Arminius trở thành vị anh hùng dân tộc đầu tiên của nước Ðức tuy rằng người ta không biết gì về ông. Một đài kỷ niệm ông đã được dựng tại Detmold từ năm 1838-1875.
Ngày nay người ta nhìn vào sự việc không đơn giản như thế nữa. Sự ra đời của dân tộc Ðức là một quá trình kéo dài nhiều thế kỷ từ " Ðức " có lẽ mãi đến thế kỷ VIII mới bắt đầu xuất hiện và lúc đầu chỉ là tên gọi thứ ngôn ngữ trong vùng phía đông vương quốc Franken dưới triều Karl đại đế vương quốc này đã đạt được sự phát triển quyền lực mạnh nhất và bao gồm những nhóm dân tộc nói tiếng thổ ngữ Giécmanh và La Mã sau khi Karl đại đế qua đời (năm 814) vương quốc Franken nhanh chống tan rã, trong quá trình thừa kế khác nhau, một vương quốc Ðông và vương quốc Tây ra đời với đường ranh giới chính trị gần như đồng nhất giữa hai vùng nói tiếng Ðức và tiếng Pháp. Dần dần, trong những người dân vương quốc Ðông cảm giác một mối quan hệ mật thiết cùng nhau hình thành. Từ " Ðức " bên cạnh chỉ ngôn ngữ chuyển sang chỉ nhóm người nói thứ ngôn ngữ này và cuối cùng để chỉ những vùng sinh sống của người Ðức. Ðường biên giới phía tây Ðức được ấn định tương đối sớm và tồn tại tương đối ổn định, ngược lại đường biên giới phía đông dịch chuyển hàng năm.
Giữa thời trung cổ.
Người ta thường coi năm 911 là thời điểm vương quốc Ðông Franken chuyển thành vương quốc Ðức. Năm đó, quận công Konrad đệ nhất xứ Franken được bầu làm vua, sau khi dòng họ Karolinger tuyệt tự. Ông được coi là vị vua Ðức đầu tiên. Vương quốc được tổ chức theo nguyên tắc quân chủ bầu chọn. Cụ thể vua được tầng lớp quí tộc cao cấp bầu ra và phải có quan hệ họ hàng với tiền nhiệm. Thời đại này vua không cai trị theo kiểu có kinh đô mà chỉ theo kiểu du hành liên tục, không thu thuế và chỉ sống bằng của cải của quốc gia. Nhà vua không có sức mạnh quân sự một cách tự nhiên chỉ khi nào có được sự giúp đỡ của các liên quân thì mới có thể thu phục được các lãnh chúa, quận công, anh hùng khắp nơi .v.v. Ðiều này chỉ đến vua Konrad đệ nhất mới làm được, đó là quận công xứ Sachsen Heinrich đệ nhất (919-936)và sau này người con trai là Otto càng thành công hơn cả cha mình. Khi Otto lên ngôi vua quyền lực của ông rõ ràng hơn nữa vào năm 962 tại Rome.
Kể từ đó vua Ðức có triển vọng mang danh hiệu Hoàng Ðế và có ý tưởng muốn bao quát và trao cho người thống trị quyền cai quản toàn bộ đất nước nhưng điều này chưa bao giờ trở thành hiện thực chính trị một cách hoàn toàn. Ðể được trao vương miện Hoàng đế thì vua phải đến Rome và bắt đầu chính sách cai trị đối với nước Italia này trong 300 năm, tuy do phải giải quyết những công việc quan trọng họ phải phân tán ra và sau thời kỳ của vua Otto đã xảy ra những cuộc nổi loạn .
Tiếp đó là sự phát triển mới của triều đại Sailer. Heinrich đệ tam (1039-1056) đã lên đến đỉnh cao của quyền lực. Nhưng đến thời của Heinrich đệ tứ (1056-1106) thì quyền lực này đã không giữ nổi và năm 1077 thì Hoàng đế và Giáo Hoàng đã có quyền lực ngang nhau .
Triều dại của Staufer bắt đầu từ năm 1138, sau cuộc chiến chống Giáo Hoàng, các thành phố Italia và đối thủ của Ðức là quận công xứ Sachsen Heinrich Sư tử, Friedrich I. Barbarosa (1152-1190) đã đưa đế chế vào thời kỳ hưng thịnh tuy nhiên do việc chia sẽ lãnh thổ làm cho quyền lực trung ương yếu đi. Tiếp tục dưới triều đại của Hoàng đế Heinrich VI và Fredrich II tình hình này không tiến triển chút nào. Các Lãnh chúa đời thường và trong nhà thờ trở thành "những ông chủ của các tiểu vương quốc".
Năm 1268 triều đại Staufer tan rã thì sự tồn tại của đế chế phương Tây cổ theo kiểu mở hồi đó cũng kết thúc, những thế lực bên trong đã ngăn cản nước Ðức thành một quốc gia, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến người Ðức hợp lại thành "một quốc gia muộn mằn" .
Cuối thời trung cổ và thời cận đại.
Rudolf I(1273-1291) là người Habsburg đầu tiên lên ngôi. Cơ sở vật chất thời bấy giờ không phải là của cải của quốc vương mà là của cải của từng vương triều. Chính sách gia đình trị là mối quan tâm của mỗi Hoàng đế .
Năm 1356 quy định về "Những con bò vàng"của Karl như một đạo luật của đế chế chỉ cho phép bảy lãnh chúa có ngôi vị cao nhất mới được bầu vua và cho họ những đặc quyền khác trước lãnh chúa và quận công khác .Trong khi những bậc quý tộc nhỏ bé mất dần những vai trò của họ thì ảnh hưởng của các thành phố được nâng lên nhờ sức mạnh kinh tế của họ. Các thành phố liên kết nhau thành các liên minh và liên minh quan trọng nhất là Hiệp hội các thành phố Hanse được thành lập trong thế kỷ XIV và trở thành thế lực mạnh nhất vùng ven biển Bantich .
Vào thế kỷ thứ XV có nhiều cải cách được đưa ra và Maximilian (1493-1519) đã thực hịên một cải cách như vậy nhưng không thành công. Tuy những cơ quan do ông tạo ra như Hội đồng đế chế, Tòa án đế chế vẫn tồn tại đến khi đế chế kết thúc (1806) nhưng ông vẫn không ngăn cản được khuynh hướng tan rã chia cắt đang phát triển. Một quyền lực giữa Hoàng Ðế và đế chế được hình thành: một bên là người đứng đầu đế chế, một bên là các thế lực trong đế chế gồm lãnh chúa, quận công và các thành phố. Quyền lực của các Hoàng Ðế bị giới hạn và ngày càng bị cắt giảm đi bớt những nhân nhượng được thỏa thuận với các lãnh chúa khi bầu Hoàng Ðế. Tuy vậy đế chế vẫn tồn tại ánh hào quang của vương miện vẫn chưa lụi tàn, ý tưởng về một đế chế vẫn sống động và những tiểu vương nhỏ bé giúp bảo vệ đế chế - một liên minh các tiểu vương quốc - trước những nước láng giềng hùng mạnh.
Thời kỳ Ðức tin bị chia rẽ.
Sự không hài lòng ngày càng tăng đối với giáo hội đã bùng lên thành phong trào cải cách tôn giáo, chủ yếu nhờ sự xuất hiện của Martin Lurther từ năm 1517. Phong trào này đã nhanh chóng lan rộng và tác động của nó vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo làm cho toàn bộ cơ cấu xã hội chuyển động. Năm 1525, phong trào cách mạng to lớn đầu tiện trong lịch sử nước Ðức trong đó những mục tiêu chính trị và xã hội được thống nhất với nhau. Và lãnh chúa là người hưởng quyền lợi chính trong phong trào này. Năm 1555 họ nhận được quyền quyết định tín ngưỡng cho thần dân trong vùng họ cai quản. Ðạo Tin Lành được công nhận bình đẳng như đạo Cơ đốc. Trong thời kỳ cải cách Hoàng Ðế Karl V vì quá quan tâm đến chính sách đối với thế giới bên ngoài nên ông đã không thể trụ nổi ở Ðức. Sau khi ông thoái vị, đế chế bị tan rã, những nhà nước theo các vùng lãnh thổ của người Ðức và những nhà nước quốc gia Tây Âu đã tạo nên một hệ thống các nhà nước châu Âu mới .
Vào thời điểm ký Hòa ước tôn giáo thì bốn phần năm dân số nước Ðức theo đạo Tin lành và những năm sau các cuộc chiến liên tiếp xảy ra, trong cuộc chiến đó từ năm 1618 đến 1648 nhiều vùng rộng lớn của nước Ðức bị phá hủy và bỏ hoang không có người sinh sống .
Hòa ước Westfalen năm 1648 quyết định cắt một phần lãnh thổ cho Pháp và Thụy Ðiển. Hòa ước này cũng xác định là Thụy Sĩ và Hà Lan tách ra khỏi đế chế. Hòa ước này cũng bảo đảm cho các thế lực trong đế chế những chủ quyền cơ bản trong các vấn đề tôn giáo và chính trị đối ngoại và cho phép các thế lực này liên kết với các nước khác .
Thời kỳ chính thể chuyên chế.
Những nhà nước gần như có chủ quyền về toàn vẹn lãnh thổ đã tiếp nhận hình thức chính thể chuyên chế theo mẫu hình của người Pháp. Chính thể này trao cho người thống trị quyền lực vô hạn và tạo điều kiện để xây dựng một hệ thống hành chính chặt chẽ, thực hiện một nền kinh tế tài chính có quy định và thành lập quân đội. Nhiều lãnh chúa có tham vọng biến lâu đài của họ thành một trung tâm văn hóa. Một số người trong số họ, đại diện của chủ nghĩa chính thể chuyên chế không có thành kiến, đã hỗ trợ, khuyến khích khao học kỹ thuật và có những suy nghĩ phê phán nghiêm túc - tất nhiên chỉ trong những giới hạn quyền lợi lợi ích của họ.Chính sách kinh tế của hoạt động lấy thương mại làm chính cũng giúp cho các nhà nước chính thể chuyên chế mạnh về kinh tế. Như vậy các nước như Bayern, Branderburg (sau này trở thành nước Phổ), Sachsen và Hannover đã trở thành những trung tâm quyền lực. Nước Áo, sau khi đã đánh thắng cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên bán đảo Ban-Căn đã nhờ thế trở thành những cường quốc.Sau này, tro
ng thế kỷ XVIII xuất hiện một đối thủ của nước Áo là nước Phổ. Dưới thời Friedrich đại đế(1740-1786), nước Phổ đã phát triển thành một cường quốc quân sự hạng nhất. Với những vùng lãnh thổ của mình, cả hai nước đều không thuộc đế chế và đều thực thi đường lối chính trị nước lớn ở Châu Âu.
Thời kỳ cuộc cách mạng Pháp.
Cuộc cách mạng nổ ra ở Pháp năm 1789, dưới sức ép của dân chúng trật tự xã hội phong kiến tồn tại từ thời kỳ đầu Trung cổ đã bị dẹp bỏ, sự phân chia quyền lực và con người phải đảm bảo cho quyền tự do và bình đẳng cho tất cả người dân. Những mưu toan của Phổ và Áo dùng vũ lực can thệp vào các mối quan hệ đối với nước láng giềng đã thất bại và dẫn đến cuộc phản công của lực lượng quân đội cách mạng. Trước sức tấn công của các đạo quân Napoleon, người kế thừa phong trào cách mạng, đế chế đã sụp đổ hoàn toàn. Nước Pháp nhận phần đất phía tả ngạn sông Rhein. Ðể đền bù cho những mất mát của các lãnh chúa ngự trị từ trước đến nay ở vùng này, một chiến dịch làm sạch hành lang đã nổ ra và người phải chịu thiệt thòi là những chúa đất nhỏ và đặc biệt là giới tăng lữ chúa đất. Năm 1806, phần đông trong số họ đã cùng nhau thành lập "cộng đồng vùng sông Rhein" dưới sự bảo hộ của Pháp. Cũng trong năm đó, Hoàng Ðế Franz đã thoái vị, kết thúc sự tồn tại của Ðế chế La mã thần thánh của nước Ðức.
Cộng đồng Ðức.
Sau khi chiến thắng Napoleon, đại hội Viên năm 1814 -1815 đã điều chỉnh một trật tự mới cho châu Âu, nhiều người Ðức hi vọng có một nhà nước quốc gia tự do và thống nhất đã không trở thành hiện thực .Cộng đồng Ðức thay thế đế chế trước kia chỉ là một cộng đồng lỏng lẻo của những nhà nước riêng lẻ có chủ quyền, cơ quan duy nhất là Quốc Hội của cộng đồng đóng ở Frankfurt. Ðây không phải là một quốc hội được bầu mà là một dạng đại hội gồm những đại biểu được cử đến. Cộng đồng chỉ thực thi được công việc khi hai cường quốc là Áo và Phổ nhất trí. Trong những thập niên sau đó, cộng đồng coi nhiệm vụ chính của mình là kìm hãm mọi nổ lực hướng tới thống nhất và tự do .báo chí và xuất bản chịu một sự kiểm duyệt gắt gao, các trường đại học bị theo dõi nên hoạt động chính trị ở đó là điều gần như không thể làm được .
Cuộc cách mạng năm 1848.
Khác với cuộc Cách Mạng năm 1789, cuộc cách mạng tháng Hai năm 1848 ở Pháp đã gây ngay tiếng vang tại Ðức. Tháng Ba, dân chúng đã nổi dậy trên khắp các bang của Ðức làm cho giới lãnh chúa quý tộc hoảng sợ. Tháng Năm, Quốc hội họp tại nhà thờ Thánh Paul ở Frankfurt, bầu đại công tước Johann người Áo làm người cai quản công việc chung của đế chế và lập một bộ gọi là Bộ đế chế. Tuy nhiên, bộ này không có phương tiện để thực thi quyền lực và cũng không có uy tín. Lực lượng có tiếng nói quyết định trong Quốc hội là phái trung dung tự do. Phái này muốn có một chế độ quân chủ lập hiến với quyền bầu cử hạn chế. Sự chia rẽ trong Quốc hội, từ phe bảo thủ đến phe dân chủ cực đoan làm cho quá trình lập pháp gặp khó khăn. Sự chia rẽ này là tiền đề cho việc hình thành các đảng phái sau này. Nhưng ngay phe trung dung tự do cũng không khắc phục được những mâu thuẫn xuyên suốt các phe phái giữa những người Ủng hộ một nước Ðại Ðức và những người ủng hộ một nước Ðức nhỏ bé, có nghĩa là một nước Ðức kèm thêm hay không kèm thêm nước Áo. Sau một quá trình vật lộn dai dẳng, một bản hiến pháp dân chủ đã được soạn thảo xong. Ban hiến pháp này tìm cách hoà hợp cái củ với cái mới và dự định thành lập một chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nhưng khi nước Áo vẫn quyết định gia nhập đế chế tương lai với toàn bộ hơn một chục nhóm dân tộc trên lãnh thổ của nước này, thì phe ủng hộ một nước Ðức nhỏ bé lại thắng và Quốc hội trao cho vua Phổ Friedrich Wilhelm IV vương miện Hoàng đế có thể thừa kế được. Tuy nhiên, nhà vua từ chối. Ông không muốn nhờ cuộc cách mạng để nhận được ngôi vị Hoàng đế. Tháng 8-1848, các cuộc nổi dậy của dân chúng ở Sachsen, Pfalz và Baden thất bại. Mục tiêu của các cuộc nổi dậy này là buộc Hiến pháp phải được thực hiện từ dưới lên trên. Và như vậy, cuộc cách mạng Ðức đã thất bại. Ða số các thành quả đã đạt được đều bị hủy bỏ. Hiến pháp của từng bang bị xem xét lại theo tinh thần phản động. Năm 1850, Cộng đồng Ðức được tái lập.
Sự thăng tiến của nước Phổ.
Những năm 1850 là thời kỳ kinh tế nhảy vọt. Nước Ðức trở thành một quốc gia công nghiệp. Tuy khối lượng sản phẩm làm ra còn kém nước Anh, nhưng Ðức đã vượt Anh về tốc độ tăng trưởng. Nhưng động lực chính là các ngành công nghiệp nặng và chế tạo máy. Về kinh tế, Phổ cũng trở thành bang mạnh nhất nước Ðức. Sức mạnh kinh tế đã củng cố sự tự tin chính trị của dân chúng. Ðảng tiến bộ Ðức được thành lập năm 1861 đã trở thành đảng mạnh nhất trong Quốc hội Phổ, và Đảng này đã tẩy chay chính phủ theo đường lối trung dung khi chính phủ này muốn thay đổi cơ cấu quân đội theo chiều hướng phản động. Thủ tướng mới được bầu Otto von Bismarck (1862) đã chấp nhận cuộc đọ sức này và lãnh đạo chính phủ trong nhiều năm mà không có sự phê chuẩn về ngân sách của Quốc hội như Hiến pháp đã quy định. Ðảng tiến bộ cũng không dám phản kháng gì hơn ngoài việc tỏ thái độ đối lập trong Quốc hội.
Bismarck đã dùng những thành công trong chính sách đối ngoại để củng cố vị trí bấp bênh của ông trong chính sách đối nội. Trong cuộc Chiến tranh Ðức - Ðan Mạch (1864), Ðức và Áo đã buộc Ðan Mạch phải từ bỏ vùng đất Schleswig- Holstein và tạm thời cùng nhau cai quản vùng này. Tuy nhiên, ngay từ đầu, Bismarck đã chiếm hẳn cả vùng đất này, nên đã công khai bất đồng với Áo.Trong cuộc chiến tranh của Ðức (1866), Áo đã bị đánh bại và phải rời bỏ chính trường của Ðức. Cộng đồng Ðức bị giải tán. Thay thế vào đó là Cộng đồng Bắc Ðức bao gồm toàn bộ những vùng đất nằm ở phía Bắc sông Main do Bismarck làm thủ tướng.
Vương quốc của Bismarck.
Các nổ lực sau đó của Bismarck là nhằm thống nhất nước Ðức trên tinh thần một nước Ðức nhỏ bé. Sụ phản kháng của Pháp bị ông ta bẻ gãy trong cuộc Chiến tranh Ðức-Pháp (1870-1871). Cuộc chiến tranh này đã bùng nổ dựa trên một mối bất đồng ngoại giao về vấn đề kế vị ở Tây Ban Nha. Pháp phải từ bỏ vùng đất Elsass-Lothringen và phải trả một khoản bồi thường lớn. Trong sự phấn chấn yêu nước, các nước vùng Nam Ðức đã sáp nhập với cộng đồng Bắc Ðức thành vương quốc Ðức. Ngày 18-1-1871 tại Versailles, vua Wilhelm I của Phổ đã trở thành Hoàng đế Ðức.
Nước Ðức đã được thống nhất không bằng con đường trưng cầu dân ý từ dưới lên trên, mà từ trên xuống dưới bằng một thoả ước giữa các lãnh chúa. Sức mạnh của Phổ là to lớn và nhiều người đã coi nước Ðức là một nước Ðại Phổ. Quốc hội được bầu ra theo luật bầu cử phổ thông và bình đẳng. Tuy quốc hội không có ảnh hưởng đối với việc thành lập chính phủ, nhưng có lẽ đã gây ảnh hưởng đối với họat động của chính phủ nhờ sự tham gia và cộng tác lập pháp và nhờ quyền quyết định ngân sách của quốc hội. Tuy thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm trước Hoàng Ðế chứ không phải trước quốc hội, nhưng thủ tướng và phải cố gắng giành được đa số trong quốc hội ủng hộ chính sách của ông ta. Luật bầu cử đại diện nhân dân của từng bang và còn chưa thống nhất. Mười một bang của nước Ðức và duy trì một luật bầu cử phải biệt các tầng lớp trong xã hội theo thu nhập về thuế tại bốn bang khác và còn duy trì luật bầu cử cơ quan đại diện nhân dân theo nguyên tắc đẳng cấp cũ. Với một truyền thống lâu đời hơn về nghị viện, các bang miền Nam đã cải cách luật bầu cử của các bang đó vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Các vùng Baden, Wettếmberg và Bayern sửa lại luật bầu cử cho gần với luật bầu cử chung của vương quốc Ðức. Sự phát triển thành một quốc gia công nghiêp của nước Ðức đã là cho ảnh hưởng của tầng lớp thị dân thành đạt về kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn. Mặc dù vậy, tầng lớp quý tộc, và nhất là giới sĩ quan với đa số xuất thân từ quý tộc, và là tiếng nói chính trong xã hội.
Bismarck là thủ tướng được mười chín năm. Bằng chính sách kiên trì hòa bình và liên minh, ông đã tìm cách tạo cho nước Ðức một vị trí chắc chắn trong tương quan lực lượng mới ở châu Âu. Chính sách đối nội của ông lại hoàn toàn ngược lại so với chính sách đối ngoại nhìn xa trộng rộng này. Ông không cảm thông với xu hưởng dân chủ trong thời kỳ đó. Ông coi sự đối lập về chính trị là "thù địch của vương quốc". Tuy cố chống phá một cách gay gắt, nhưng cuối cùng ông đã không loại được cánh tả của chủ nghĩa thị dân tự do, chủ nghĩa Cơ đốc giáo chính trị, và đặc biệt là không chống phá được phong trào công nhân có tổ chức. Phong trào này đã bị Ðạo luật chống những người xã hội chủ nghĩa đặt trong tình trạng khẩn cấp trong suốt mười hai năm trời(1878-1890). Và như vậy, tầng lớp công nhân đang phát triển rất mạnh mẽ và trở nên xa lạ đối với nhà nước, tuy nhà nước đã ban hành những đạo luật xã hội tiến bộ. Cuối cùng, Bismarck đã đổ chính vì hệ thống chính trị của ông ta, khi ông ta bị Hoàng Ðế Wilhelm II bãi chức.
Wilhelm II muôn tự đứng ra điều hành Chính phủ, nhưng ông thiếu hiểu biết và thiếu tính liên tục. Bằng nhiêu lời nói hơn là hành động, Wilhelm II đã tạo nên một ấn tượng về một kẻ thống trị bằng bạo lực đang đe dọa nền hòa bình. Trong thời kỳ ngư trị của Wilhelm II đã diễn ra bước qua độ chuyển sang "chính sách thê giới". Nước Ðức tìm cách đuổi kịp những cường quốc đế quốc khác và vì thế càng ngày càng tự cô lập mình. Wilhelm II đã sớm thực thi một chính sách đối nội phản động, sau khi mưu đồ thù phục tầng lớp công nhân dưới ngôi Hoàng đế của ông ta không thành. Các thủ tướng của Wilhelm II đã dựa trên sự liên minh lúc thì với phe bảo thủ, lúc thì với tầng lớp thị dân. Phe dân chủ - xã hội tuy là một trong nhưng đảng phái mạnh nhất với hàng triệu cử tri và tiếp tục không được tham gia chính trường.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Vụ sát hại thái tử Áo ngày 28-6-1914 đã làm bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cho đến nay việc xác định bên nào có tội trong cuộc chiến tranh này còn đang được tranh cãi. Ngay từ đầu tất cả đều có mục đích rõ ràng cho cuộc chiến này, mà để đạt được mục tiêu này thì cuộc chiến tranh quân sự là điều không tránh khỏi. Kế hoạch tấn công ồ ạt đánh thắng Pháp của Ðức đã không tành công, hơn thế nữa, sau thất bại của Ðức trong trận Marne thì cuộc chiến ở phía Tây đã sớm trở thành một thế trận phòng thủ dè chừng nhau của hai bên, để rồi cuối cùng biến thành một trận chiến vô nghĩa của vũ khí với những tổn thất cực kỳ to lớn của hai bên. Cuối cùng khi Mỹ tham gia cuộc chiến năm 1917, kết cục của cuộc chiến này đã được định đoạt. Tuy đất nước bị kiệt quệ nhưng tướng Ludendorff vẫn không chịu nhận tình hình và đến tháng 9-1918 vẫn còn muốn một nền "hòa bình trong chiến thắng", nhưng ngay sau đó đã đột nhiên ngừng bắn ngay lập tức. Sự sụp đổ về quân sự kéo theo sự sụp dổ về chính trị. Tháng 11-1918 Hoàng Ðế và c
ác lãnh chúa đã thoái vị mà không có sự phản kháng nào, không có một cánh tay nào giơ lên để bảo vệ cho một chế độ quân chủ đã mất lòng tin trong dân chúng. Lúc này nước Ðức trở thành một nước cộng hòa.
Nền cộng hoà Weimar.
Quyền lực rơi vào tay những người dân chủ - xã hội. Ða số những người dân chủ - xã hội đã từ bỏ từng là những ý tưởng cách mạng của họ có trong những năm trước đây và nhìn nhận nhiệm vụ chủ yếu của họ giờ đây là bảo đảm cho giai đoạn quá độ từ thể chế nhà nước cũ sang thể chế nhà nước mới được thực hiện trong trật tự. Sở hữu tư nhân trong công nghiệp và nông nghiệp không bị đụng chạm tới. Ðội ngũ viên chức và thẩm phán, mà đa số có tư tưởng chuộng cộng hoà, đã được tiếp nhân hoàn toàn. Giới sĩ quan của Hoàng đế vẫn nắm quyền lãnh đạo quân đội. Những dự định của các lực lượng cực tả muốn đẩy cuộc cách mạng đi tiếp theo chiều hướng xã hội chủ nghĩa đã bị trấn áp bằng quân sự. Quốc hội được bầu tháng 1-1919 họp tại Weimar và đã thông qua Hiến pháp mới của nước Ðức. Trong Quốc hội này, ba đảng là đảng Dân chủ xa hội, đảng Dân chủ Ðức và đảng Trung tâm chiếm đa số. Tuy nhiên, trong thập niên 20 thì những lực lượng nào trong dân chúng và trong quốc họp ít nhiều đối lập với nhà nước dân chủ đều đã trở nên mạnh hơn.
Nền cộng hoà Weimar là một "nền cộng hoà không có những người cộng hoà", bị các đối thủ trên chính trường chống đối một cách không thương tiếc và chỉ được những người ủng hộ bảo vệ một cách nửa vời. Nhất là những khó khăn về kinh tế thời kỳ sau chiến tranh và những điều kiện ép buộc trong Hòa ước Versailles mà nước Ðức buộc phải ký năm 1919 đã gây nên một mối ngờ vực sâu sắc đối với nền cộng hoà nay. Hậu quả là một sự bất ổn định đối nội ngày càng gia tăng.
Những hỗn loạn thời kỳ sau chiến tranh đã lên đến đỉnh điểm trong năm 1923 (lạm phát, vùng Ruhr bị chiếm đóng, cuộc đảo chính của Hitler, các âm mưu chính biến của lực lượng cộng sản). Sau đó, với sự phục hồi kinh tế thì tình hình chính trị cũng tạm được bình ổn. Chính sách đối ngoại của Gustav Stresemann thông qua Hiệp ước Locarno (1925) và việc nước Ðức gia nhập cộng đồng các dân tộc đã đem lại cho nước Ðức bại trận sự bình đẳng về chính trị. Nghệ thuật và khoa học đã trãi qua một thời kỳ hưng thịnh ngắn ngủi trong "những năm hai mươi vàng son". Sau khi vị tổng thống đầu tiên - Friedrich Ebert, một người dân chủ - xã hội- qua đời, thì năm 1925, cựu nguyên soái Hindenburg, ứng cử viên của cánh hữu đã được bầu là người đứng đầu nhà nước. Tuy tuân thủ Hiến pháp một cách chặt chẽ, nhưng trong thâm tâm, Hindenburg không bao giờ tìm thấy một mối quan hệ với nhà nước cộng hòa. Nền cộng hoà Weimar bắt đầu sụp đổ khi cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nổ ra năm 1929. Các lực lượng cực tả và cực hữu đã lợi dụn
g nạn thất nghiệp và tình hình khó khăn chung. Trong Quốc họ? không có đảng nào giành được đa số đủ để lập chính phủ. Chính phủ thì phụ thuộc vào sư hậu thuẫn của tổng thống. Phong trào Quốc xã của Adolf Hitler - cho đến thời điểm đó không đóng vai trò quan trong - với khuynh hướng cực đoan chuọ?g dân chủ, bài Do Thái dữ dội và tuyên truyền cách mạng giả tạo, đã đột nhiên mạnh lên từ năm 1930 và trở thành đảng phái mạnh nhất từ năm 1932. ngày 30-1-1933, Hitler trở thành thủ tướng. Bên cạnh người của đảng Quốc xã, trong chính phủ còn có một vài chính khách cánh hữu và một số bộ trưởng không theo đảng phái nào, nên cũng đã có hy vọng sẽ ngăn cản được vị thế độc quyền của phe Quốc xã.
Nền độc tài của chủ nghĩa Quốc xã.
Hitler đã nhanh chóng loại bỏ những người khác và tự trang bị quyền hạn gần như không có giới hạn bằng một đạo luật ủy quyền được tất cả các đảng phái tư sản chấp thuận. Hitler cấm tất cả các đảng khác hoạt động. Trừ Đảng của y, các nghiệp đoàn bị đánh tan, hiến pháp bị vô hiệu hóa, quyền tự do báo chí bị hủy bỏ, chính thể Quốc xã đã khủng bố những người không ưa chế độ Quốc xã một cách không thương tiếc, hàng nghàn người được đưa đến các trại tập trung một cách vội vã mà không qua xét xử tại tòa án. Các ủy ban của Quốc hội, hội đồng nhân dân mọi cấp bị giải tán hoặc vô hiệu hóa. Khi Hindenburg qua đời năm 1934 thì Hitler thâu tóm trong tay mọi quyền lực của thủ tướng và tổng thống .
Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của nền cộng hòa Weimar ,người dân Ðức chưa ý thức về một nền tự do dân chủ, nhất là tình trạng hỗn loạn kéo dài nhiều năm trong lòng nước Ðức những cuộc xung đột bạo lực, kể cả những cuộc xung đột đẫm máu trên đường phố giữa các phe phái chính trị và nạn thất nghiệp hàng loạt do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới gây ra đã làm lay chuyển lòng tin đối với quyền lực của nhà nước. Trong khi đó, bằng chương trình tạo việc làm và sản xuất vũ khí, Hitler lại làm cho nền kinh tế hoạt động trở lại và nhanh chóng giảm tỷ lệ thất nghiệp. Việc khủng hoảng kinh tế thế giới đi vào giai đoạn kết thúc cũng có lợi cho y.
Việc lúc đầu Hitler đạt được những mục tiêu trong chính sách đối ngoại mà không gặp trở ngại nào cũng đã làm vị trí của y mạnh thêm lên. Năm 1935, vùng đất Saar đãtrở lại thuộc nước Ðức, cũng năm đó, quyền lực về quân sự được thống nhất trong cả nước. Năm 1936, quân đội Ðức tiến vào vùng Rheinland? được phi quân sự hóa từ năm 1919, năm 1938 Áo bị sáp nhập vào Ðức và các cường quốc phương tây đồng ý để Hitler chiếm vùng đất Sudeten, tất cả những điều đó giúp Hitler dễ dàng thực hiện những mục tiêu tiếp theo ngay cả khi trong mọi tầng lớp nhân dân vẫn có những người dũng cảm chống lại kẻ độc tài .
Ngay sau khi lên cầm quyền, chính thể Quốc xã đã bắt đầu ngay chương trình bài Do Thái làm cho quyền con người và quyền công dân của người DoThái bị tước đạt, chính điều này làm cho nhiều nhà tri thức, nghệ sĩ, và khoa học nổi tiếng nhất của nước Ðức phải sống lưu vong.
Chiến tranh thế giới thứ hai và những hậu quả của nó.
Ngay từ đầu Hitler đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mà những sẽ tiến hành để thống trị toàn Châu Âu .Y đã thể hiện ý đồ đó ngay từ 1- 3-1939 khi ra lệnh cho quân Ðức tiến vào chiếm đóng Tiệp Khắc, tiếp đó là tấn công Ba Lan vào ngày 1-9-1939 để mở màn cho chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến này kéo dài 5 năm phá hủy nhiều vùng rộng lớn của Châu Âu và cướp đi sinh mạng của 55 triệu người.
( Nguồn: Sưu tầm trên internet )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com