
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Chương III: KINH TẾ ĐỨC VÀ MỐI QUAN HỆ VIỆT–ĐỨC
I.Tổng quan về nền kinh tế Đức trong những năm qua.
CHLB Đức nằm ở trung tâm châu Ấu, là một trong bảy quốc gia phát triển nhất trên thế giới, có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và thương mại châu Ấu và quốc tế. Trong những năm qua, CHLB Đức đã xây dựng được một nền kinh tế công - nông nghiệp, dịch vụ, thương mại hiện đại với công nghệ tiên tiến hiệu quả cao. Đức được đánh giá là một trong những nước có nền công nghiệp rất phát triển, có tiềm năng to lớn về kinh tế và công nghệ. Các ngành công nghiệp chủ yếu của CHLB Đức là: chế tạo máy, thiết bị, công nghiệp hóa chất, công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử...Hiện tại, Đức đang theo đuổi chính sách kinh tế “thị trường xã hội", với phương châm nhà nước chỉ hoạch định, điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội. CHLB Đức đứng thứ ba thế giới về GDP và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu. Nhưng kinh tế Đức tăng trưởng trì trệ trong 3 năm qua. Nguyên nhân bên ngoài là do yếu tố khách quan như kinh tế thế giới suy giảm, tình hình địa chính trị một số khu vực bất ổn.
Nguyên nhân nội tại là do nước này còn thiếu những chính sách cải cách kinh tế năng động trước xu thế cạnh tranh thị trường gay gắt.
Năm 2002, nền kinh tế Đức chỉ tăng trưởng 0,2%, mức thấp nhất kể từ năm 1993, số người thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm từ năm 1998. Đặc biệt thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, chỉ số DAX giảm tới 44% giá trị. Nguyên nhân chính là do sức tiêu dùng trong nước và đầu tư của các doanh nghiệp đều giảm mạnh mà đây lại là hai yếu tố cực kì quan trọng đối với nền kinh tế đức.Có thể dẫn chứng như doanh thu của nhiều công ty của Đức, từ Volkswagen AG hãng sản xuất ôtô lớn nhất châu Âu đến Siemens AG một tập đoàn điện tử lớn nhất ở Đức đều giảm. Năm 2002 GDP của Đức đạt 2184 tỷ USD, tỷ lệ lạm phát là 1,3%, tỷ lệ thất nghiệp 9,8%, xuất khẩu đạt 608 tỷ USD, nhập khẩu 487,3 tỷ USD
Năm 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức đạt khoảng 1% và tỷ lệ thất nghiệp chiếm 10% lực lượng lao động. Mặc dù chỉ có khoảng 4% trong tổng số 82 triệu dân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng Đức đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội và xuất khẩu.
Năm 2004, Đức là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới (đạt 733,5 tỷ Euro). Theo cơ quan thống kê liên bang xuất khẩu của Đức sang các quốc gia ngoài khu vực Châu Âu đã bảo đảm một tỷ lệ thặng dư là 11,2% tương đương 264,8 tỷ Euro. Đặc biệt xuất khẩu sang Nga lên tới 15 tỷ Euro tăng 23,5%, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 21 tỷ Euro ( tăng 15%), xuất khẩu sang Mỹ cũng có chiều hướng đi lên khoảng 5,1% với tổng số 64,8 tỷ Euro. Hàng hóa nhập khẩu từ Đức vào các quốc gia thành viên thuộc liên minh Châu Âu ( EU ) tăng 468,6 tỷ Euro (tăng 9,9%) theo đó đã đưa tổng khối lượng xuất khẩu của Đức đạt 733,5 tỷ Euro (tăng 10,4%). Hàng hóa nhập khẩu của Đức được bảo đảm bởi thặng dư 8% tương đương với năm trước đạt 577,4 tỷ Euro nhập khẩu từ Mỹ lên đến 40,3 tỷ Euro tăng 2,6%. (Nguồn :website đại sứ quán Đức tại Washington)
![]() |
Trong năm nay, việc giá dầu tăng trở lại trên 55 USD/thùng trong tháng 2 vừa qua đang đe dọa đà tăng trưởng kinh tế của Đức. Các số liệu sơ bộ vừa công bố, kinh tế Đức đã suy giảm lần lượt 0,2% trong quý IV/2004, giá trị nhập khẩu nhiên liệu tăng lên tương đương 0,4% GDP vì giá dầu tăng cao, ảnh hưởng tới sự phục hồi trong các quý tiếp theo. Tại Đức, số người thất nghiệp trong tháng 2 đã tăng lên 5,216 triệu người, chiếm 12% dân số ở độ tuổi lao động, đây là mức cao nhất ở châu Âu kể từ năm 1930. Chủ nhiệm ủy ban cố vấn kinh tế Đức cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước này có thể chỉ đạt ở mức 1%, thấp hơn mức 1,4% theo dự đoán của ủy ban này. Tuy nhiên cũng trong năm nay, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder cam kết sẽ đẩy mạnh cuộc cải cách kinh tế, tạo động lực cho kinh tế nước này phục hồi và tăng trưởng, xứng đáng với vai trò đầu tầu kinh tế của Liên minh châu Âu. Kế hoạch cải cách của ông được gọi là "Agenda 2010" (Chương trình nghị sự 2010), nhằm mục đích phục hồi kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, với những giải pháp chủ yếu là giảm thuế và giảm trợ cấp. Nhờ đó kinh tế Đức dự báo có thể đạt thặng dư thương mại 171,2 tỷ Euro, trong đó xuất khẩu sang các quốc gia Nga, Trung Quốc, Trung Âu và Đông Âu là tăng mạnh nhất. Theo Hiệp hội xuất khẩu và bán buôn BGA (Đức), xuất khẩu của nước này tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2005, và ước tăng 6% so với năm 2004 lên khoảng 777,5 tỷ Euro tương đương (1.000 tỷ USD).
![]() |
![]() |
Nguồn: Tổng cục thống kê liên bang Đức (http://www.destatis.de)
II. Quan hệ Việt Nam - CHLB Đức
1.Quan hệ chính trị.
Sau khi Ðức và Việt Nam thiếp lập quan hệ ngoại giao vào 23-9-1975 thì thời gian đầu mối quan hệ chính trị giữa hai nước chỉ phát triển một cách chậm chạp, vì trong các vấn đề liên quan đến Ðức và châu Âu Việt Nam theo đường lối của Liên Xô trước kia. Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách Ðổi Mới thì quan hệ chính trị đã được cải thiện liên tục và có một chất lượng mới khi nước Ðức được thống nhất. Phía Việt Nam đã sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với nước Ðức thống nhất như với CHDC-Ðức trước kia. Từ đầu những năm 1990 đến nay, quan hệ giữa hai nước phát triển tốt. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn quan trọng, trong đó đáng lưu ý là các đoàn cao cấp:
- Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Đức (26 - 30/6/1993).
- Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm Đức (19 - 21/10/1993).
- Thủ tướng Đức Hemut Kohl thăm Việt Nam (16 - 19/11/1995).
- Thủ tướng Phan văn Khải thăm Đức (10 - 14/10/2001).
- Chủ tịch Quốc hội liên bang Đức Wolfgang Thierse thăm Việt Nam(2 - 6/12/2001).
- Thủ tướng Gerhard Schroeder thăm Việt Nam (14-15/5/2003)
- Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thăm Đức (1 -5/3/2004).
- Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Liên bang của CHLB Đức do ngài Matthias Plazech, Chủ tịch Hội đồng Liên bang dẫn đầu đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam (4 - 6/4/2005).
Hai nước có quan điểm tương đồng trong các vấn đề quốc tế lớn, thường xuyên trao đổi, phối hợp trong các diễn đàn đa phương. Không có vướng mắc hoặc những vấn đề cần giải quyết do lịch sử để lại.
2. Quan hệ kinh tế:
Hai nước đã ký kết một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các Hiệp định hợp tác hàng hải, hàng không....
3. Quan hệ thương mại.
Với tỷ phần 26% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Việt nam CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam trong khối EU. Kim ngạch trao đổi giữa hai nước hàng năm đều tăng. Trong năm 2003 buôn bán hai chiều đạt khoảng 1,4 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Việt nam là 594 triệu Euro (tăng 11,9%), trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Đức cùng kỳ là 1165 triệu Euro (giảm 0,9%). Kim ngạch trao đổi thương mại đã tăng gấp 3 lần kể từ giữa những năm 96.Năm 2004 đạt 1,7 tỷ USD trong đó Việt Nam xuất siêu.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là: Hàng may mặc, giầy dép các loại, cà phê, chè, than, thuốc lá, quặng, gạo, hoa quả, mật ong, hải sản, cao su, các sản phẩm sành sứ, thuỷ tinh, các loại thiết bị nhỏ như máy bơm, máy công cụ, thiết bị dệt, đồ chơi, xe đạp, xà phòng...
Các mặt hàng nhập khẩu từ Đức là: Các thiết bị máy móc, hàng thực phẩm, đồ giải khát, nguyên liệu, tơ sợi tổng hợp, các sản phẩm sắt thép, hoá chất, các sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí chính xác và quang học, dược phẩm, thiết bị văn phòng phẩm, các sản phẩm cao su, sợi bông...
4. Đầu tư của Đức.
Đầu tư của Đức vào Việt Nam còn rất khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Cho đến nay, theo con số của Bộ KH&ĐT thì đầu tư của Đức ở Việt Nam khoảng 348,30 triệu USD với 41 dự án. Thực chất, một vài công ty lớn của Đức đã có dự án lớn như Công ty Krupp-Polyius đầu tư xây dựng nhà máy xi măng sông Gianh (Quảng Bình) với số vốn 89 triệu USD, tập đoàn Siemens cung cấp thiết bị cho nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ II trị giá 80 triệu USD, tham gia dưới hình thức BOT với BP nhà máy nhiệt điện với và Phú Mỹ III trị giá 350 triệu USD. Công ty Metro của Đức thông qua chi nhánh ở Hà Lan đầu tư 1 cơ sở ban buôn ở TP HCM với số vốn 200 triệu Đô la và 1 cơ sở ở Hà Nội với số vốn 120 triệu Đô la.
Hiện nay giới doanh nghiệp Đức không còn hào hứng vào thị trường Việt Nam như những năm 90 của thế kỉ trước.
5. Về viện trợ phát triển.
CHLB Đức đứng thứ ba về viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam. Từ năm 1990 Đức bắt đầu viện trợ phát triển cho ta với mức độ như sau:
![]() |
Trọng tâm của Viện trợ phát triển Đức-Việt là:
- Hỗ trợ cải cách kinh tế, xây dựng kinh tế thị trường.
- Hỗ trợ ngành y tế.
- Hỗ trợ phát triển môi trường và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Lấy ví dụ, như trong tháng 1-2005 vừa qua Chính phủ CHLB Đức đã ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khoản viện trợ không hoàn lại trên 9,7 triệu euro để thực hiện dự án “Khôi phục và quản lý rừng bền vững tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên”. Mục tiêu của dự án là nâng cao mức sống của người dân sống phụ thuộc vào rừng; khôi phục gần 23.000 ha rừng bằng việc cung cấp và phân phối cây trồng rừng có chất lượng cho các địa phương; đồng thời đào tạo nghề rừng và cải thiện nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho bà con.
Hay gần đây nhất là ngày 10/3/2005, tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra lễ ký Hiệp định chung về Hợp tác kỹ thuật Việt-Đức năm 2005(Hiệp định do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Bích Đạt và ông Webwer-Lortsch, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam ký kết.), theo đó phía Đức sẽ cung cấp không hoàn lại 8 triệu euro cho Việt Nam để thực hiện 4 dự án. Khoản kinh phí trên sẽ được sử dụng cho các dự án Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2,5 triệu euro); Quỹ nghiên cứu và chuyên gia (1,5 triệu euro); Chương trình hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho các chương trình lâm nghiệp và đa dạng sinh học trong khuôn khổ hợp tác tài chính (2 triệu euro) và Thiết lập một khu bảo tồn đa dạng sinh học trong vùng đất ngập nước thuộc tỉnh Sóc Trăng (2 triệu euro).
(Nguồn Thống tấn xã Việt Nam)
6. Quan hệ văn hoá.
Năm 1990, Việt Nam và Đức ký Hiệp định văn hoá. Năm 1997, Đức thành lập Trung tâm văn hoá Đức (Viện Goethe) tại Hà Nội. Năm 1998, Đức hợp tác xây dựng Trung tâm trao đổi khoa học - kỹ thuật trong khuôn viên Trường Đại học Bách khoa. Đức cũng mong muốn Việt Nam gửi nhiều sinh viên sang học và ký với Việt Nam một thoả thuận hỗ trợ sinh viên Việt Nam sang du học ở Đức bằng học bổng của Việt Nam. Cơ quan trao đổi hàn lâm của Đức (DAAD) thường xuyên cấp học bổng cho cán bộ khoa học của Việt Nam đi bổ túc ngắn hạn ở Đức. Tính đến nay, Việt Nam có tới ít nhất 70.000 người từng học tập, làm việc tại Đức đã tạo ra một cầu nối độc đáo giữa hai nước mà theo lời ông Anton F.Boerner, Chủ tịch Hiệp hội Bán buôn và Ngoại thương Đức (BGA) là "không thể tìm thấy ở bất kỳ nước châu Á nào khác".
7. Quan hệ lãnh sự.
Năm 1999, Chính phủ Đức có một số chính sách thay đổi đối với người nước ngoài , tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng đồng người Việt ổn định cuộc sống. Hiệp định hồi hương được ký giữa hai nước ngày 21/7/1995 đã hết hạn vào cuối năm 2000 và mặc nhiên gia hạn từng năm.
( Nguồn : Bộ ngoại giao VN)
( Nguồn: sưu tầm trên internet )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com