
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
I. CON NGƯỜI
1. Tổng quan về con người Đức.
Nước Ðức có dân số khoảng 85 triệu người (trong đó có khoảng 7,3 triệu người nước ngoài); với mật độ dân cư 230 người/km2 là một trong những quốc gia có mật độ dân cư lớn nhất châu Âu. Chỉ các nước Bỉ, Hà Lan và Anh là có mật độ dân cư cao hơn nước Ðức.
Mật độ dân cư ở Ðức được phân chia rất khác nhau theo khu vực. Tại khu vực Berlin, vùng phát triển rất nhanh từ khi nước Ðức thống nhất, hiện có tới hơn 4,3 triệu người sinh sống. Dân số của vùng công nghiệp Rhein và Ruhr, nơi các thành phố nối nhau không có ranh giới rõ ràng, lên tới hơn 11 triệu người - mật độ khoảng 1.100người/km2.
Những vùng tập trung dân cư khác là các khu Rhein-Main với các thành phố Frankfurt, Wiesbaden, và Mainz, khu công nghiệp ở Rhein - Neckar với các thành phố Mannheim và Ludwigshafen, khu công nghiệp xung quanh Stuttgart, cũng như các khu vực xung quanh các thành phố Bremen, Dresden, Hamburg, Koln, Leipzig, Munchen và Nurnberg/ Furth.
Bên cạnh những vùng dân cư tập trung này là những vùng dân cư thưa thớt, ví dụ như vùng đồng cỏ và đầm lầy nằm trên đồng bằng Bắc Ðức, vùng Eifel, vùng rừng Bayern, vùng thượng Pfalz, vùng Brandenburg và một số vùng ở Mecklenburg-Vorpommern.
Miền Tây nước Ðức có mật độ dân cư cao hơn hẳn vùng phía Ðông. Diện tích miền Ðông chiếm khoảng 30% diện tích cả nước, nhưng có dân số chỉ bằng gần một phần trăm dân số cả nước (15,3 triệu người). Trong tổng số 20 thành phố có dân số trên 300.000 người, chỉ có ba thành phố nằm ở miền Ðông nước Ðức.
Cứ ba người dân Ðức có một người sinh sống tại một trong số 82 thành phố lớn (có dân số trên 100.000 người ), tổng số là khoảng 25 triệu người. Ða số còn lại sống ở nông thôn và các thị trấn nhỏ, gồm 6,4 triệu người sống trong các thị trấn, làng mạc với dân số tối đa 2.000 người; 50,5 triệu người sống trong các thị trấn, làng mạc với dân số từ 2.000-100.000 người .
Trong thập niên 70, dân số các bang miền Tây và miền Ðông giảm do tỷ lệ sinh đẻ giảm đi. Với tỷ lệ 10,2 lần sinh trên 1.000 người trong năm 1998 (vùng các bang cũ ở phía Tây), Ðức thuộc nhóm những nước có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Tình trạng dân số tăng sau Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là do những người nhập cư tạo nên. Khoảng 13 triệu người Ðức bị truy đuổi hoặc phải tị nạn đã từ những tỉnh cũ của Ðức ở miền Ðông và từ Ðông Âu trở về lãnh thổ nước Ðức ngày nay.
Cho đến thời điểm bức tường Berlin được xây dựng năm 1961 và Cộng hoà Dân chủ Ðức trước kia khoá chặt biên giới đã xảy ra một phong trào dicư to lớn từ miền Ðông sang miền Tây nước Ðức. Từ đầu thập niên 60, một số lượng đáng kể người lao động nước ngoài đã đến Tây Ðức, vì nền kinh tế Tây Ðức đang phát triển lúc đó cần thêm lao động.
2. Những đặc điểm nổi bật của người Đức.
- Người Đức rất tự hào về dân tộc, dòng giống của mình.
- Người Đức thông minh, nổi tiếng về ý chí phấn đấu để đạt được mục tiêu đề ra.
- Họ rất chăm chỉ, cần cù.
- Họ kín đáo và có vẻ hơi lạnh lùng, độc đoán.
- Người Đức sống cần kiệm. Họ ghét sự xa hoa, phô trương, lãng phí.
- Họ rất thẳng thắn, quá tự hào về nòi giống nên người ngoài thường nghĩ họ kiêu ngạo, khiếm nhã. Doanh nhân Ðức có thể sẽ nói thẳng với bạn "chúng tôi không quan tâm câu chuyện bạn đề cập". Khác với lối nói "Well in future, I might be interested" (Thôi, xin hẹn dịp khác trong tương lai, biết đâu tôi lại quan tâm) của doanh nghiệp một số nước khác. Có thể bạn không quen hay không thích nghe từ chối, nhưng sự thẳng thắn là phong cách Ðức. Xin nhớ một bí quyết thành công: luôn trả lời rõ ràng, dứt khoát và câu hỏi bạn đặt ra cũng thế.
- Người Đức thích sống riêng tư, khép kín, họ không bao giờ nói chuyện riêng trong đàm phán và nhà của họ luôn đóng kín cửa. Thế hệ trẻ sau này có phần cởi mở hơn trước.
- Người Đức nổi tiếng về sự chính xác, ngăn nắp, sạch sẽ và đúng giờ. Họ dễ "dị ứng" và "có thành kiến" với những người trễ hẹn.
- Người Đức rất coi trọng chữ tín và sự nghiêm túc trong công việc.
- Người Đức ngại rủi ro. Họ mong muốn sự ổn định và bền vững.
- Họ yêu thể thao và thích đi du lịch.
II. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở ĐỨC
1.Sự đa dạng về văn hóa.
1.1. Chế độ liên bang về văn hoá.
Không ở đâu cấu trúc liên bang của Cộng hoà Liên bang Ðức lại thể hiện rõ như trong lĩnh vực văn hoá. Ðức chưa bao giờ có trung tâm văn hoá ngang tầm với Paris ở Pháp hay London ở Anh. Ðời sống văn hoá riêng của các bang đã tạo nên những trung tâm văn hoá lớn, nhỏ với những dáng vẻ khác nhau. Văn hoá và khoa học tự phát triển ở các thị trấn và cộng đồng dân cư? nhỏ.
Sự đa dạng thể hiện ngay ở sự phân bố theo khu vực của các tổ chức văn hoá khác nhau ở Ðức. Thư viện Ðức (Deutsche Bibliotheck ), một cơ quan của Liên bang, có các cơ sở ở Frankfurt am Main, Leipzig và Berlin. Cục lưu trữ Liên bang đặt trụ sở ở Koblenz, có các chi nhánh ở nhiều thành phố, trong đó có Bayern, Berlin, Freiburg im Breisgau và Postdam. Hamburg có ngành truyền thông tạp trung đông nhất, trong khi Koln, Dusseldorf và Kassel chỉ là ba ví dụ trong số các trung tâm nghê?thuật hiện đại. Còn Berlin, Dusseldorf, Gottingen, Heidelberg, Leipzig, Mainz và Munchen. Những bảo tàng nổi tiếng nhất nằm ở Berlin, Koln, Frankfurt am Main, Heidelberg, Munchen, Munchen, Stuttgart. Hai viện lưu trữ tác phẩm nằm ở Marbach và Weimar.
Việc thành lập và duy trì phần lớn các cơ sở văn hoá ở Ðức là trách nhiệm của chính quyền các bang và các thành thị. Việc ban hành các các pháp chế về văn hoá là đặc quyền của các bang - trừ một vài ngoại lệ.
Vì những lý do trên, Cộng hoà Liên bang Ðức chưa từng có một bộ văn hoá cấp Liên bang. Tuy nhiên, Chính phủ Ðức đã bổ nhiệm một thành viên mang hàm Bộ trưởng Liên bang? phụ trách các vấn đề văn hoá và truyền thông trong phủ Thủ tướng. Trong khi thẩm quyền văn hoá của các bang vẫn được đảm bảo, vị bộ trưởng này điều phôí các quyền hạn về chính sách văn hoá của Liên bang - trước đây do các khác nhau nắm. Vị bộ trưởng là người liên hệ, thúc đẩy các chính sách văn hoá Liên bang? và là đại diện văn hoá Ðức trên trường quốc tế - đặc biệt là ở châu Âu. Bộ trưởng đặc biệt chú ý hổ trợ văn hoá cho thủ đô Berlin và các bang Ðông Ðức.
1.2. Hội đồng văn hoá Ðức.
Hội đồng văn hoá Ðức thành lập năm 1982, là một hội đồng độc lập về chính trị của các tổ chức và cơ quan có tầm quan trọng quốc gia về chính sách văn hoá và truyền thông. Từ tháng 9-1995, Hội đồng là tổ chức đứng đầu các hội nghệ thuật Liên bang. Hội đồng là đối tác liên hệ của giới chính trị và quản lý Liên bang, Liên minh châu Âu cũng như các bang và các địa phương trong mọi vấn đề liên quan đến chính sách văn hoá. Nhiệm vụ của Hội đồng văn hoá Ðức là đưa các vấn đề liên quan đến nhiều ngành nghệ thuật khác nhau vào các cuộc thảo luận về chính sách văn hoá ở tât cả các cấp trên toàn quốc. Hội đồng văn hoá Ðức có tám bộ phận là Hội đồng âm nhạc Ðức, Hội đồng nghệ thuật biểu diễn, Hội văn học, Hội đồng nghệ thuật, Hội đồng kiến trúc, Hội tạo hình, Hội điện ảnh - nghe nhìn, Hội văn hoá xã hội.
1.3. Các tổ chức trung gian về văn hoá.
Hợp tác và trao đổi văn hoá quốc tế trong lĩnh vực hoạt động trong khuôn khổ các hiệp định văn hóa phần lớn được tiến hành bởi các tổ chức trung gian độc lập về pháp lý, trên nguyên tắc tự chịu trách nhiệm. Là một phần của chính sách văn hóa đối ngoại, các cơ quan này được cung cấp tài chính từ ngân sách của Bộ ngoại giao Ðức. Những tổ chức quan trọng nhất là viện Goethe, Cơ quan Trao đổi hàn lâm Ðức, Quỹ Alexander von Humboldt,Viện quan hệ quốc tế và Internations.
2. Phát hành sách .
Về xuất bản sách, Cộng hoà Liên bang Ðức xếp thứ ba trên thế giới sau Anh và Trung Quốc. Trong những năm 1998, gần 80.000 đầu sách mới và sách tái bản được in ở Ðức. Tổng cộng thị trường sách có thể cung cấp hơn 800.000 đầu sách. Một số thành phố bây giờ lànhững trung tâm xuất bản lớn như Munchen, Berlin, Frankfurt am Main, Stuttgart, Koln và Hamburg
2.1. Các nhà xuất bản và hãng bán lẻ sách.
Cộng hoà Liên bang Ðức có hơn 3000 nhà xuất bản. Trong số đó, 30 nhà xuất bản có doanh số hàng năm trên 100 triệu mác, nhưng không nhà xuất bản nào thống lĩnh thị trường. Bên cạnh các nhà xuất bản lớn, nhiều nhà xuất bản nhỏ đảm đời sống văn học đa dạng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các câu lạc bộ sách thu hút được nhiều tầng lớp độc giả mới, thí dụ như câu lạc bộ sách Guntenberg Buchergilde do phong trào công đoàn thành lập.
Trong năm 1998, tổng doanh thu về sách báo đạt khoảng 117,8 tỷ mác, tăng 16% so với năm trước. Khoãng 60% số này là doanh thu của các hãng bán lẻ với trên 5000 hiệu sách. Trong những năm gần đây, nhiều cửa hàng đã mở rộng mặt hàng tới phần mềm vi tính, băng đĩa âm thanh và cả quà tặng. Các cửa hàng lớn có cả cafe và dịch vụ Internet cho khách hàng. Hiện nay, phương thức mua sách qua Internet ngày càng phổ biến.
Bên cạnh các hiệu thuốc, sách là ngành thương mại duy nhất được luật pháp Ðức cho phép tự đặt giá bán lẻ. Quy chế này đảm bảo hầu hết các đầu sách có thể bán trên cả nước với giá bìa như nhau ở mọi nơi, và toàn thể dân chúng có cơ hội sử dụng những tài sản này.
2.2 Hội trợ của Hiệp hội phát hành sách Ðức.
Nghiệp đoàn của ngành sách Ðức là Hiệp hội phát hành sách Ðức đặt tại Frainkfurt am Main, thành lập 175 năm trước đây ở Leipzig. Hiệp hội tập hợp các công ty từ tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp này là các nhà xuất bản, các công ty trung gian buôn sách và các hãng bán lẻ. Năm 1964 Hiệp hội đã khởi xướng việc thành lập vào tháng 10 hàng năm. Tại hội chợ này là một sự kiện quốc tế nổi bật hàng năm trong ngành sách, và một phần rất lớn các giao dịch bản quyền quốc tế được tiến hành ở đó.
Sự phát triển của các phương tiện thông tin điện tử có vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực này. Do đó, nhóm sản phẩm " Xuất bản điện tử " đã được đưa vào Hội chợ sách Frainkfurt kể từ năm 1993. Cao điểm của hội chợ là để trao Giải thưởng hòa bình của ngành phát hành sách Ðức. Trong những người đoạt giải gần đây có Yehudi Menuhin, Teddy Kollek, Václav Havel, Gyưrgy Konrad, Jorge Semprun, Yaăar Kermal và Martin Walser. Năm 1999 giải thưởng được trao cho nhà sử học Mỹ Fritz Stern sinh năm 1926 ở Breslau. Hội chợ sách lớn thứ hai được tổ chức mùa xuân hàng năm ở Leipzig, với mục đích đặc biệt là làm trung gian môi giới cho các nước Ðông Âu.
3.Thư viện.
Khác với các nước khác, Ðức không có thư viện quốc gia lớn, tồn tại từ hàng thế kỷ trước. Phải đến năm 1933, thư viện mới thành lập lúc bấy giờ là Deutsche Buchrerei ( Thư viện Ðức) ở Frainkfurt am Main năm 1947. Vai trò của thư viện ở phíaTây cũng giống như thư viện Leipzig ở phía Ðông. Thư viện này được ngành phát hành sách lập ra từ năm 1969 trở thành một cơ quan của Liên bang.
Theo hiệp ước thống nhất tháng 8-1990, hai thư viện được sáp nhập với tên gọi chung là "Die Deutsche Bibliothek ". Die Deutsche Bibliothek là nơi lưu trữ thông tin của tất cả các thư tịch tiếng Ðức và trung tâm thông tin thư mục quốc gia của Liên bang. Hiện tại, thư viện có hơn 14 triệu đầu sách. Năm 1970, Lưu trữ âm nhạc Ðức được thành lập ở Berlin như một bộ phận đặc biệt của thư viện Ðức ở Frainkfurt. Ngoài ra Lưu trữ thư tịch lưu vong Ðức 1933-1945 cũng đóng ở Frainkfurt. Tại Leipzig còn có trung tâm bỏa tồn sách và Bảo tàng sách và thư tịch Ðức.
Hai trong số các thư viện học thuật quan trọng nhất của Ðức là Bayerische Staatsbibliothek (Thư viện nhà nước bang Bayern ) ở Munchen với hơn 6 triệu đầu sách và " Staatsbibliothek zu Berlin - Preussischer Kulturbesitz " (Thư viện nhà nước Berlin - Tài sản văn hóa Phổ ) ở Berlin với khoảng 4 triệu đầu sách. Các thư viện quốc gia, thư viện bang và các thư viện đại học cũng lưu trữ số lượng sách lớn. Bên cạnh các thư viện phổ thông, còn có các thư viện chuyên môn như :Thư viện y học tại Koln. Một viên ngọc quý của ngành thư viên Ðức là thư viện "Herzog - August - Bibliothek " ở Wolfenbuttel, nơi có hơn 660.000 đầu sách, trong đó có hơn 12.000 bản thảo vô giá từ thời Trung cổ.
Tại Cộng hoà Liên bang Ðức có khoảng 13.500 thư viện công cộng với trên 129 triệu đầu sách. Phần lớn các thư viện này do chính quyền địa phương hoặc nhà thờ quản lý. Nhiều thư viện tổ chức các buổi đọc tác phẩm do chính các tác giả đọc trước công chúng, các hoạt động văn hóa hoặc triển lãm và nhờ đó trưởng thành nhữnh trung tâm văn hóa sôi động - thậm chí là trung tâm văn hóa duy nhất trong cộng đồng nhỏ. Tại đây, người ta không chỉ mượn được sách hoặc tra cứu thông tin, các thư viện còn đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của khách hàng bằng cách mở các bộ phận riêng cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng như? các thư viện nghệ thuật và âm nhạc. Nhiều thành phố và cộng đồng tổ chức các thư viện lưu động để có thể phục vụ được cả bà con ở ngoại ô và các làng mạc.
( Nguồn: sưu tầm trên internet )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com