Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bán gạo cho Ấn Độ: đủ sức nhưng không vội

Ông Nguyễn Thọ Trí- Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam-Ảnh: Hồng Văn

Chính phủ Ấn Độ vừa công bố sẽ mua 2 triệu tấn gạo mà nguồn cung nhắm tới là từ Việt Nam và Thái Lan vào lúc Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu hơn 6 triệu tấn trong năm nay và bão lụt gây thiệt hại lớn ở miền Trung.

Khả năng cung cấp gạo cho Ấn Độ sẽ như thế nào, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Nguyễn Thọ Trí, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam chung quanh vấn đề này.

TBKTSG Online: Thưa ông, Ấn Độ vừa công bố sẽ mua hai triệu tấn gạo để bổ sung cho tình trạng thiếu hụt lương thực của nước này, liệu lượng gạo trong nước ta có đủ bán cho khách hàng này không?  

Ông Nguyễn Thọ Trí: Báo chí nước ngoài nói Ấn Độ có nhu cầu mua 2 triệu tấn gạo nhưng cơ quan ngoại giao của Ấn Độ làm việc với hiệp hội chúng tôi mới đây thì xác định họ sẽ mua 3 triệu tấn gạo chứ không phải 2 triệu tấn.

Họ đã tiếp xúc và đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam bán gạo cho họ. Ở trong nước, theo tôi thì lượng gạo tồn trữ trong kho và trong dân hiện nay dư sức cho việc bán sang Ấn Độ. Hơn nữa, bây giờ họ công bố mua nhưng khi giao hàng thì trùng vào thời gian nông dân thu hoạch lúa vụ Đông xuân vào tháng 1, tháng 2 năm tới, lúc đó lượng lúa gạo của ta dồi dào.

Trong cơ cấu mua gạo của Ấn Độ thì gạo trắng chiếm 20-30% trong tổng số 3 triệu tấn, còn lại là gạo đồ, các loại gạo khác, mà Việt Nam ta chỉ có khả năng cung cấp gạo trắng, do vậy lượng gạo trắng mà Ấn Độ có nhu cầu thực sự từ nguồn cung Việt Nam cũng không quá nhiều.

Lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam có bán gạo sang Ấn Độ?  

Trước đây thì các thương nhân của ta bán nhiều gạo cho Ấn Độ nhưng sau này ít bán hơn bởi những khó khăn khi bán gạo vào thị trường Ấn Độ.

Theo quy định của Ấn Độ thì gạo xuất khẩu vào nước này phải kiểm định ở cảng đến (thường các nước khác, nhà nhập khẩu ủy quyền kiểm tra chất lượng tại cảng xuất phát cho cơ quan kiểm định của Việt Nam), 1-2 tháng sau họ mới cho ra kết quả kiểm định. 

Có kết quả giám định rồi mới lấy được tiền, trong khi thông lệ xuất gạo sang các thị trường khác, gạo chất lên tàu (xuất theo phương thức FOB) thì nhà xuất khẩu nhận được tiền từ tín dụng thư (L/C).

Trong trường hợp họ đưa ra kết quả giám định xấu và không nhận hàng thì nhà xuất khẩu chôn vốn trong lượng gạo nằm chờ ở cảng đến, lại mất tiền trả cho hãng tàu để chở gạo đi nơi khác. Đây cũng là lý do mà các doanh nghiệp chúng ta bán gạo vào Ấn Độ ngày càng ít dần.  

Nhưng hiện tại chúng ta đã ký hợp đồng hơn 6 triệu tấn gạo cho năm nay, nếu bán nhiều cho Ấn Độ, có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia?  

Trong 10 tháng đầu năm nay, chúng ta đã xuất được 5,3 triệu tấn trong tổng số hợp đồng đã ký cả năm hơn 6 triệu tấn. Như vậy chỉ tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo đang trong tầm tay, và nếu xuất đủ 6 triệu tấn thì chúng ta vẫn còn một lượng gạo tồn trữ gối đầu cho năm sau và ba tháng nữa, chúng ta lại có lúa đông xuân dồi dào.  

Nếu các nhà nhập khẩu Ấn thay đổi cách mua gạo thì ta vẫn có thể xuất được, cái quan trọng là giá cả thế nào. Hiện nhu cầu gạo thế giới đang tăng, ta không việc gì phải vội vàng bán.  

Xin cảm ơn ông!

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Doanh nghiệp cần làm gì để phát triển sau khủng hoảng
  • “Xuất khẩu tài nguyên, cực chẳng đã…”
  • Chung tay cải cách thủ tục hành chính
  • Credit Suisse lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
  • Tiến sĩ Trần Đình Thiên, viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam :Ưu tiên cho tái cơ cấu
  • “Chưa vội kết luận những tiêu cực trong hỗ trợ lãi suất”
  • TS. Trần Tuấn Anh: Không thiếu biện pháp hậu kiểm các dự án đầu tư
  • TS. Trần Du Lịch: Thiếu triết lý mở cửa thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi