Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp cần làm gì để phát triển sau khủng hoảng

Bên lề Hội thảo “Giải pháp khôi phục và phát triển DN hậu suy thoái kinh tế” diễn ra tại Đà Nẵng, phóng viên Báo Đà Nẵng đã có cuộc phỏng vấn ông TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách-Tiền tệ quốc gia, chuyên gia Cao cấp Văn phòng Chính phủ.

* P.V: Thưa ông, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay ở mức độ nào, tác động như thế nào với kinh tế Việt Nam nói chung và DN nói riêng?

- Ông TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN:
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động đến toàn cầu. Đến thời điểm này, tôi cho rằng khủng hoảng kinh tế đã bước sang giai đoạn chạm đáy khủng hoảng, tín hiệu phục hồi và phát triển kinh tế cho Việt Nam và thế giới đang mở ra. Kinh tế Việt Nam cho thấy đã là nền kinh tế mở và chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng.

Qua 9 tháng đầu năm 2009, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng phụ thuộc vào bên ngoài. Cụ thể, hiện chúng ta có kim ngạch xuất khẩu tương đương với khoảng 70% GDP và vốn tập trung vào thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng qua đạt 41,736 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng dự báo giảm 9-10% bình quân cả ở thời điểm cuối năm. Tuy mức độ có khác nhau do cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vào từng thị trường khác nhau, nhưng sự sụt giảm xảy ra ở hầu hết các thị trường.

Tuy vậy, kinh tế Việt Nam có những điểm sáng về thị trường xuất khẩu. Vừa qua, trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến các tỉnh miền Tây Trung Quốc cho thấy một bất ngờ thú vị. Việt Nam đang chiếm một thị phần lớn ở phía sân sau, vùng phía Tây Trung Quốc với các sản phẩm cà phê, thủy sản đông lạnh…

Kết quả qua 7 tháng đầu năm 2009, tại thị trường Trung Quốc, giá trị xuất khẩu chè tăng 14,43%, hải sản tăng 45,94%, sản phẩm nhựa tăng 37,47%, hàng rau quả tăng 5,24%. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường chủ lực Hoa Kỳ có giảm nhưng không đáng kể, với tỷ lệ 6,2%. Nhìn tổng thể, các mặt hàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế, nhóm các mặt hàng công nghiệp chế tạo tăng, sản phẩm dệt may là sản phẩm chủ lực cũng chỉ giảm 1%.

* P.V: Thưa ông, thị trường Nhật Bản thì sao?

- Ông TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN:
Từ khi còn là Bộ trưởng Bộ Thương mại và thành viên Đoàn đàm phán WTO, ít nhất cách đây 10 năm, tôi đã rất ấn tượng với thị trường này. Từ ngày 1-10-2009 vừa qua, Hiệp định kinh tế thương mại Việt Nam-Nhật Bản có hiệu lực một phần nằm trong những nỗ lực này. Theo đó, Việt Nam có 7.230 đề mục hàng hóa áp dụng thuế xuất nhập khẩu 0% vào Nhật Bản. Đây là cơ hội thực sự và thú vị cho DN Việt Nam khi nhìn vào thị trường này. Nền kinh tế Nhật Bản và Việt Nam là hai nền kinh tế có điều kiện tốt để bổ sung cho nhau.
 

Sản xuất dày thể thao tại Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Hữu Nghị Đà Nẵng.   Ảnh: ĐỨC THỊNH

* P.V: Ông có khuyến nghị gì đối với các DN về khôi phục và phát triển sau khủng hoảng kinh tế?

- Ông TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN:

Về lý thuyết thì nhiều nhưng tôi có thể nói ngay, DN nên tận dụng ngay mặt tích cực từ yếu tố bên trong là tác động của công cuộc cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ, hai là Chính phủ tiếp tục duy trì đầu tư 4% giá trị GDP vào các chương trình đầu tư các chính sách an sinh xã hội, qua đây tạo ra thị trường trong nước như việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, nhà ở xã hội.

Chuỗi các sản phẩm, nhân công, nguồn lao động và thị trường đang mở ra. Đối với yếu tố bên ngoài, DN cần xây dựng tốt chiến lược phát triển thị trường, cần liên kết hợp tác phát triển. Thị trường nước ngoài là “chiến trường” nhưng không vì thế mà đối đầu, thụ động trong hợp tác hoặc bất hợp tác.

Sau khủng hoảng, các nền kinh tế cần “động não” thông thái ứng xử trước 3 trục phát triển, đó là: tái cấu trúc kinh tế, cải cách thể chế, hình thành các liên kết kinh tế mới. Riêng về nội tại từng DN, cần hành động ngay với việc thẳng thắn đánh giá điểm yếu của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, bao gồm chọn đối tượng khách hàng, đối tác kinh doanh, đánh giá chất lượng nhà cung cấp-phân phối, rà soát hệ thống quản lý và quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, điều chỉnh thị trường chiến lược, cấu trúc tổng thể DN.

Tin Kinh Tế | Tin sức khỏe | Tin khoa học | Doanh nhân Việt Nam và thế giới | Danh bạ doanh nghiệp | Danh bạ doanh nghiệp hà nội | Tin thế giới | Thông tin thời sự Việt Nam | Thông tin thương mại

* P.V: Cám ơn ông về cuộc trao đổi này!

 

(Theo Báo Đà Nẵng)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • “Xuất khẩu tài nguyên, cực chẳng đã…”
  • Chung tay cải cách thủ tục hành chính
  • Credit Suisse lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
  • Tiến sĩ Trần Đình Thiên, viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam :Ưu tiên cho tái cơ cấu
  • “Chưa vội kết luận những tiêu cực trong hỗ trợ lãi suất”
  • TS. Trần Tuấn Anh: Không thiếu biện pháp hậu kiểm các dự án đầu tư
  • TS. Trần Du Lịch: Thiếu triết lý mở cửa thị trường
  • Tiến sĩ Trần Du Lịch: Điều lệ tập đoàn kinh tế phải là một đạo luật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi